Xu hướng
Thứ tư , 01/12/2021, 16:24

Tương lai của việc làm sau đại dịch covid-19: tái định hình 10 lĩnh vực việc làm

.

Từ điểm số đo lường mức độ tương tác cần thiết dựa trên cự ly tiếp xúc với người khác, tần suất tương tác và mức độ tiếp xúc với người lạ, cũng như liệu công việc có phải diễn ra trong nhà hay không và liệu nó có phụ thuộc vào địa điểm hay không do cần có thiết bị hoặc máy móc đặc biệt của hơn 800 nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu đã xác định 10 lĩnh vực việc làm có nhiều khả năng bị tái định hình và bị ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn bởi các xu hướng do tác động của đại dịch Covid-19 như số hóa, tự động hóa và làm việc từ xa.

Trước đại dịch, tương lai của việc làm thường chịu ảnh hưởng bởi tác động của sự thay đổi công nghệ đối với các ngành nghề và lĩnh vực. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã nâng cao tầm quan trọng của mức độ tiếp xúc của việc làm trong việc xác định tương lai của việc làm: mức độ gần gũi của công việc với khách hàng hoặc đồng nghiệp, tần suất tương tác với nhau, cho dù những tương tác đó là với một nhóm nhỏ đồng nghiệp hay một nhóm người lạ luôn thay đổi và liệu việc làm có thể thực hiện ở nhà hay cần phải có mặt tại nơi làm việc.

Công việc càng đòi hỏi cự ly tiếp xúc gần với những người khác trong không gian trong nhà, đặc biệt là với số lượng lớn những người mới và khác nhau, thì công việc đó càng bị gián đoạn trong những ngày đầu của đại dịch. Ví dụ, nhân viên phục vụ bàn trong các nhà hàng phải tương tác ở cự li gần với nhiều người lạ mỗi ngày. Họ phải thực hiện trực tiếp các công việc của mình như nhận gọi món, phục vụ đồ ăn, dọn bàn. Trong năm 2020, nhu cầu về nhân viên phục vụ bàn giảm do các nhà hàng buộc phải đóng cửa để tránh tiếp xúc gần. Khi nhu cầu đi ăn tại các nhà hàng tăng trở lại, nhiều người đã đưa ra những cách làm việc mới để có thể tồn tại trong dài hạn, chẳng hạn như tăng cường sử dụng mã QR để cung cấp thực đơn và đặt món trong nhà hàng, ứng dụng trực tuyến để đặt món trước và cuối cùng là rô bốt có thể phục vụ đồ ăn và dọn bàn.

Dựa trên điểm số cự ly tiếp xúc, các nghề nghiệp có các đặc điểm tương tự được nhóm thành 10 lĩnh vực công việc được xếp theo mức độ và cường độ tiếp xúc trực tiếp, từ cao nhất đến thấp nhất, bao gồm: chăm sóc y tế, chăm sóc cá nhân, tương tác với khách hàng tại chỗ, giải trí và du lịch, hỗ trợ tại nhà, sản xuất và lưu kho, lớp học và đào tạo, công việc văn phòng sử dụng máy tính, vận chuyển hàng hóa, sản xuất và bảo trì ngoài trời.

1. Lĩnh vực chăm sóc y tế, gồm những người làm việc trong bệnh viện, trung tâm ngoại trú và phòng khám. Công việc trong lĩnh vực này được xác định bởi cự ly tiếp xúc giữa cán bộ y tế và bệnh nhân; sự tương tác với số lượng lớn những người khác nhau mỗi ngày; điều kiện làm việc trong nhà có mật độ người cao; và sự cần thiết phải có mặt tại chỗ để thực hiện công việc (mặc dù trong thời kỳ đại dịch, y tế từ xa đã được triển khai, cho phép một số nhân viên y tế làm việc tại nhà, thực tiễn này có khả năng được áp dụng). Kết quả là, trong thời gian đại dịch, những người làm việc trong lĩnh vực việc làm này đã nhanh chóng áp dụng các thiết bị bảo hộ và các quy định về khoảng cách để hạn chế sự lây lan của virus. Lĩnh vực này chỉ bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe làm việc tại các bệnh viện hoặc phòng khám và chiếm 7% lực lượng lao động trên khắp các quốc gia. Những người làm các công việc chăm sóc không cần các thiết bị y tế đặc biệt hoặc không cần thực hiện tại bệnh viện, chẳng hạn như tư vấn viên, được nhóm vào lĩnh vực chăm sóc cá nhân. Những người thực hiện việc chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như trợ lý y tế tại nhà, được tính vào lĩnh vực hỗ trợ tại nhà, trong khi nhân viên phòng thí nghiệm được nhóm vào lĩnh vực sản xuất và kho bãi trong nhà.

2. Lĩnh vực chăm sóc cá nhân bao gồm các tiệm làm tóc, phòng tập thể dục và spa. Giống như chăm sóc y tế, lĩnh vực này được xác định bởi mức độ và cự ly tiếp xúc giữa nhân viên và khách hàng và bởi số lượng lớn các tương tác với những người khác nhau mỗi ngày. Không giống như chăm sóc y tế, đòi hỏi thiết bị chuyên dụng tại chỗ, nhiều ngành nghề trong lĩnh vực công việc này chuyển sang cung cấp dịch vụ tại nhà hoặc giao hàng trực tuyến. Trong ngắn hạn, COVID-19 đã làm gián đoạn nhiều công việc trong lĩnh vực này, do bắt buộc phải đóng cửa các cơ sở làm việc. Một số nghề nghiệp trong lĩnh vực này, bao gồm cả hướng dẫn viên của các lớp thể dục, đã có thể nhanh chóng chuyển sang hoạt động trực tuyến. Những nghề khác, như tạo mẫu tóc, có thể được thực hiện bên ngoài nơi làm việc, chẳng hạn như tại nhà của khách hàng, nhưng vẫn phải tiếp xúc gần khách hàng. Lĩnh vực làm việc này chiếm tới 5% lực lượng lao động ở 8 quốc gia (Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).

3. Tương tác với khách hàng tại cửa hàng bao gồm những nhân viên tương tác với khách hàng trong các cửa hàng bán lẻ, ngân hàng và bưu điện, v.v.. Việc làm trong lĩnh vực này được xác định bởi mức độ tương tác cao thường xuyên với người lạ và yêu cầu phải có mặt tại nơi làm việc. Nhưng cự ly tiếp xúc giữa người lao động và khách hàng thường lớn hơn so với chăm sóc cá nhân và các biện pháp giãn cách xã hội mới, chẳng hạn như tấm chắn tại máy tính tiền tại cửa hàng, đã được áp dụng để tăng cường an toàn cho người lao động. Nhiều địa điểm trong lĩnh vực làm việc này đã tạm thời bị đóng cửa trong thời gian đại dịch, và một số công việc đã chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số và thương mại điện tử, một sự thay đổi hành vi có khả năng vẫn tiếp diễn. Lĩnh vực này chiếm từ 6 - 13% lực lượng lao động trên khắp các quốc gia.

4. Lĩnh vực giải trí và du lịch bao gồm các khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống khác. Những người làm trong lĩnh vực này tương tác hàng ngày với số lượng lớn người mới và có tần suất tương tác với khách hàng cao hơn so với những người làm trong hai lĩnh vực trên. Mặc dù yêu cầu về cự li tiếp xúc trong lĩnh vực làm việc này không cao như trong các lĩnh vực chăm sóc y tế và chăm sóc cá nhân, việc thiết lập các biện pháp về cự ly tiếp xúc để giãn cách người lao động và khách hàng, ví dụ như trong nhà hàng, sân vận động thể thao hoặc nhà hát, khó hơn. COVID-19 buộc hầu hết các địa điểm giải trí phải đóng cửa và các sân bay hoạt động cực kỳ hạn chế khiến nhiều công nhân bị sa thải. Lĩnh vực làm việc này chiếm từ 3-7% lực lượng lao động trên khắp các quốc gia.

5. Lĩnh vực hỗ trợ tại nhà bao gồm những người dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc trẻ em hoặc người già tại nhà. Công việc thường được thực hiện ở trong nhà và phụ thuộc vào địa điểm. Lĩnh vực có cự ly tiếp xúc vừa phải và tần suất tương tác với người lạ thấp. Đầu năm 2020, nhiều người lao động trong lĩnh vực này không thể làm việc do lệnh cấm đến nhà người khác. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã nhanh chóng nới lỏng những hạn chế này đối với những hỗ trợ trong nước hoặc cần thiết. Sau đại dịch, nhu cầu việc làm trong lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi trở lại mức như trước COVID-19, vì nhu cầu ngày càng tăng do dân số già. Mặc dù tự động hóa có thể làm giảm một số việc làm trong lĩnh vực này.

Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (vista.gov.vn)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Tương lai của việc làm sau đại dịch covid-19: tái định hình 10 lĩnh vực việc làm tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang