Kiến thức - Kỹ năng
Thứ bảy , 23/03/2024, 00:00

Vốn góp là gì? Phân biệt vốn góp và vốn điều lệ chi tiết nhất (Phần 1)

.

Vốn góp là tài sản quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn góp lại không phải vốn điều lệ ở một vài trường hợp. Cùng Casti Hub tìm hiểu Vốn góp là gì và sự khác nhau giữa vốn góp và vốn điều lệ ngay sau đây nhé!

1. Vốn góp là gì?

Khái niệm vốn góp

Vốn góp là tài sản mà các cổ đông đóng góp để tạo nên vốn điều lệ của công ty. Vốn góp có thể được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, chứng chỉ cổ phẩn, quyền mua cổ phiếu, hoặc các loại tài sản khác.

Vốn góp có thể được chia làm 2 loại:

  • Vốn góp chủ sở hữu: Tài sản mà các nhà đầu tư đóng góp để mua cổ phần công ty.
  • Vốn góp bổ sung: Tài sản mà các nhà đầu tư đóng góp để mở rộng quy mô hoặc thực hiện dự án sau khi đã có vốn góp ban đầu.

Ngoài ra, theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

Vốn góp tiếng Anh là gì?

Vốn góp trong tiếng Anh là Contributed Capital.

Ví dụ về góp vốn

Giả sử anh A và anh B hợp tác với nhau để thành lập một công ty sản xuất. Số tiền mà anh A đóng góp là 2 tỷ, trong khi anh B góp 3 tỷ. Như vậy, số tiền 5 tỷ mà anh A và anh B đóng góp được coi là vốn góp (vốn góp chủ sở hữu).

Sau 6 tháng hoạt động, công ty sản xuất cần mở rộng quy mô nhà máy nhưng chưa đủ vốn. Lúc này, công ty nhận được 1 tỷ VNĐ góp vốn từ phía anh C. Số tiền 1 tỷ lúc này được coi là vốn góp bổ sung.

2. Vai trò của vốn góp

Vốn góp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mà còn có ý nghĩa với sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò của vốn góp được thể hiện như sau:

  • Vốn góp là nguồn tài chính quan trọng tạo nên vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đây là tài sản ban đầu để phục vụ các chi phí cơ bản khi thành lập doanh nghiệp như đăng ký giấy tờ, thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, nhân công hay các chi phí phát sinh. Đối với các ngân hàng hay tổ chức tín dụng, vốn góp đảm bảo tính thanh khoản và duy trì dòng tiền khi xảy ra biến động.
  • Vốn góp thể hiện sự minh bạch, uy tín đối với cổ đông hay các nhà đầu tư. Ngoài ra, vốn góp ban đầu ảnh hưởng không nhỏ khi doanh nghiệp đi kêu gọi vốn hoặc hợp tác với các tổ chức hay cơ quan quản lý. 
  • Vốn góp có thể phục vụ cho các hoạt động đầu tư hay phát triển doanh nghiệp. Lúc này, số tiền góp vốn sẽ được chi cho việc nghiên cứu, hoặc năng cấp cơ sở vật chất để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn góp có thể dùng để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Vốn góp thể hiện giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Giá trị vốn góp lớn sẽ tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu giá trị vốn góp thấp, đồng nghĩa với giá trị doanh nghiệp cũng không cao.

Còn tiếp…

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Vốn góp là gì? Phân biệt vốn góp và vốn điều lệ chi tiết nhất (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang