Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 24/05/2023, 11:10

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Phần 3)

.

Phần 3 bài viết sẽ tiếp tục nêu các yếu tố hình thành một văn hóa doanh nghiệp trong đó có thiết lập chế độ khen thưởng, Đánh giá và duy trì giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bài viết còn nếu một số mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

Thiết lập chế độ khen thưởng

Một văn hóa doanh nghiệp doanh nghiệp lâu dài và biền vững thì chế động khen thưởng đóng một vài trò quan trọng và không thiếu của một doanh nghiệp. Khen thưởng (tăng lương, thưởng tiền, thăng chức,…) là một cách để công nhận tài năng, thực lực của một nhân viên và đây cũng là động lực để nhân phát huy tiềm năng của mình. Theo tiền đề, một nhân viên được khen thưởng sẽ thúc đẩy cho những nhân viên còn lại có ý chí phấn đấu nhiều hơn. Từ đó, tạo nên sự chuyển biến to lớn trong chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó, đây là một cách tốt để truyền thông văn hóa doanh nghiệp ra bên ngoài thông qua những hình ảnh khen thưởng, động viên thiết thực. 

Đánh giá và duy trì giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

Sau quá trình khảo sát, hình thành, lên kế hoạch, tiến hành thì cần đánh giá lại các yếu tố và duy trì những giá trị cốt lõi giúp hoàn thiện hơn. Để làm được điều đó, bộ phận chuyên trác cần có sự đo lường, đánh giá định kỳ để có thể thay đổi nếu cảm thấy không phù hợp và có thể giải quyết, xử lý được những vấn đề phát sinh, tồn đọng. Từ đó, sẽ loại đỏ những nhược điểm và nâng cao ưu điểm của lộ trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Với những bước trong quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp vừa nêu trên sẽ giúp định hướng cho chủ doanh nghiệp hiệu quả trong việc lên một bộ văn hóa tích cực cho công ty.

Các mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

1. Mô hình Văn hóa doanh nghiệp gia đình (Clan Culture)

Văn hóa gia đình là một mô hình văn hóa phổ biến trong những doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc do gia đình sở hữu, không mang tính chất phân cấp. Mô hình này tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết và gắn bó giữa những nhân viên với nhau để cùng hướng tới mục tiêu chung. 

2. Mô hình Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo (Adhocracy Culture)

Adhocracy là một mô hình văn hóa doanh nghiệp linh hoạt, sáng tạo, mang tính kinh doanh. Theo đó, mô hình này thường tập trung vào sự đổi mới và cải tiến linh hoạt của doanh nghiệp thay vì bị kìm hãm bởi những thủ tục và chính sách quan liêu.

3. Mô hình văn hóa doanh nghiệp phân bậc (Hierarchy Culture)

Văn hóa phân cấp là văn hóa tuân theo cấu trúc doanh nghiệp truyền thống và có một chuỗi các công việc rõ ràng cần phải thực hiện. Mô hình doanh nghiệp này phân cấp rõ ràng giữa người quản lý tách biệt giám đốc điều hành và nhân viên.

4. Mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường (Market Culture)

Về mô hình văn hóa thị trường, nó liên quan trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, mô hình này cũng được định hướng để đảm bảo khách hàng, đối tác luôn cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang