Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 25/11/2019, 00:00

30 Bài Học Để Khởi Nghiệp Thành Công

Hầu hết mọi người không đủ can đảm khởi nghiệp vì sợ thất bại. Để thành công, bạn sẽ phải nếm trải vài lần thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm. Những bài học dưới đây sẽ là những chỉ dẫn tốt nhất cho bạn khi khởi nghiệp.

Hầu hết mọi người không đủ can đảm khởi nghiệp vì sợ thất bại. Để thành công, bạn sẽ phải nếm trải vài lần thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm. Những bài học dưới đây sẽ là những chỉ dẫn tốt nhất cho bạn khi khởi nghiệp.

Ryan Allis sinh năm 1984, người Mỹ, là người đồng sáng lập ra iContact - đơn vị cung cấp dịch vụ email marking hàng đầu thế giới, từng được vinh danh trong top 10 doanh nhân trẻ tiêu biểu của Mỹ và top 30 doanh nhân thành đạt tuổi dưới 30. Dưới đây là 30 bài học khởi nghiệp quan trọng nhất mà Ryan Allis đã đúc kết được trong suốt 10 năm xây dựng và phát triển iContact (2002-2012).

  1. Đừng tính toán quá nhiều mà phải hành động ngay

Đôi khi bạn không thể hình dung hết được đích đến của con đường mà đang định đi. Nhưng hãy cứ bước những bước đầu tiên và những cơ hội mới, những con người mới, những điều kiện mới sẽ mở ra chào đón bạn, giúp bạn đạt được những thành công mà hiện tại bạn còn không dám mơ đến.

  1. Bạn có đứng lên và hành động không hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn

Nếu bạn không làm, sẽ không ai làm giúp bạn. Nhiệm vụ của bạn là nắm lấy cơ hội và thực hiện nó.

  1. Nhà đầu tư chỉ đầu tư vào những gì hoạt động bất kể ngày đêm

Họ không đầu tư vào những gì sáng làm, tối nghỉ. Trái lại, họ chỉ đầu tư vào những thứ có thể vận hành mọi lúc, kể cả khi người chủ không có ở đó.

  1. Đừng ngại thất bại

Hầu hết mọi người sợ bị thất bại. Họ lo sẽ không đạt được thành công như mong đợi, lo mắc phải sai lầm và ngại làm cái gì mới. Vì tính lo sợ cố hữu này mà hầu hết mọi người không đủ can đảm để bước tiếp và phát huy hết tiềm năng của mình. Để thành công, bạn sẽ phải nếm trải vài lần thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm. Chỉ có thế, bạn mới là người chiến thắng. Ngoài ra, bạn phải mạo hiểm một chút, mạo hiểm thôi chứ không làm liều và quan trọng nhất là hành động càng sớm càng tốt.

  1. Ghi nhận và khen ngợi thường ý nghĩa hơn phần thưởng vật chất

Đừng bao giờ quên nhìn nhận và khen ngợi những cố gắng của đội ngũ nhân viên làm việc cùng bạn.

  1. Khi gặp tình huống xấu, hãy biết trao đổi và lắng nghe tất cả, không loại trừ khách hàng và cổ đông

Điều tệ nhất bạn có thể làm trong một cuộc họp báo về sự cố nào đó là im lặng.

  1. Khi bạn đã có được 80% thông tin bạn cần, hãy đưa ra quyết định

Hành động ngay thường sẽ giúp bạn đi đúng hướng hơn, học hỏi nhiều hơn và tiến xa hơn là ngồi chờ đợi cho đến khi có mọi thông tin. Hãy hình thành thói quen ra quyết định nhanh chóng thay vì trì hoãn, bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn.    

  1. Lúc mọi thứ tiến triển tốt là lúc bạn dự phòng cho những khó khăn sắp đến

Hãy mở một tài khoản tín dụng khi bạn không cần tiền, khi công ty bạn trên đà tăng trưởng vượt bậc. Nghĩ đến một ngày công ty của bạn sẽ có đối thủ cạnh tranh và đối thủ đó sẵn sàng bán rẻ hoặc cho không sản phẩm của họ.  

  1. Xây dựng doanh nghiệp giống như bạn dịch chuyển một vật nặng. Bạn sẽ mất thời gian để lấy đà nhưng sau đó, mọi thứ sẽ tiến rất nhanh

Jim Collins, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Từ tốt đến vĩ đại”, gọi đây là “hiệu ứng bánh đà”. Theo ông, một doanh nghiệp sẽ giống như một bánh đà. “Nhiệm vụ của bạn làm cho cái bánh đà đó chuyển động càng nhanh càng tốt, lực cộng hưởng theo thời gian sẽ sản sinh ra những kết quả tuyệt vời”.

  1. Một trong những nhiệm vụ của CEO là tuyển được người làm tốt công việc của họ

Khi bạn tuyển người, hãy tìm người giỏi gấp hai, ba lần bạn trong công việc của họ.

  1. Tạo sự đồng thuận về định hướng, chiến lược với một nhóm nòng cốt trước rồi mới công bố rộng rãi.

Hãy chọn một nhóm ít người nhưng ‘chất’ để xây dựng chiến lược, song song với đó là dùng hệ thống/quy trình tự động để thu thập ý kiến phản hồi từ số đông các khách hàng, nhân viên giao dịch, cán bộ điều hành. Khi đã đạt được sự đồng thuận, hãy thông báo về chiến lược mới với toàn thể công ty.   

  1. Khi thấy nhân viên làm tốt công việc nào đó, hãy lập tức khen ngợi họ

Nếu bạn tập được thói quen mỗi ngày viết một lá thư tay để cảm ơn một nhân viên nào đó đã làm tốt công việc của họ, bạn sẽ khiến họ vô cùng cảm kích và muốn cống hiến nhiều hơn nữa.

  1. Thời hạn là công cụ quyền năng. Hãy đặt ra thời hạn cho một số công việc

Thời hạn đơn giản chỉ là mốc thời gian mà bạn muốn làm xong việc gì đó. Nếu đúng hạn sẽ có thưởng và nếu không sẽ bị phạt. Trên thực tế, thời hạn thường chỉ mang tính áp đặt và lãnh đạo giỏi sẽ là người biết sử dụng thời hạn để ‘lên giây cót’ cho nhân viên. Khi một công việc quan trọng được hoàn thành đúng thời hạn, hãy để nhân viên có chút thời gian ‘xả hơi’ trước khi dồn sức cho công việc tiếp theo - đây là một trong những bí quyết để đạt được hiệu suất làm việc tối đa.

  1. Muốn làm nên một tổ chức tuyệt vời, bạn phải có cơ chế để ươm mầm tài năng lãnh đạo

Bạn phải đầu tư cho những nhân viên sáng giá của mình để họ có thể phát huy tối đa tiềm năng và đến một ngày nào đó có đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo trong công ty, giúp công ty đổi mới và vững bước trên con đường phát triển.

  1. Thường xuyên đưa ra câu trả lời/ý kiến chỉ đạo sớm và cụ thể

Chân lý này đặc biệt đúng trong trường hợp bạn muốn thứ gì đó tốt hơn lên. Nó giúp nhân viên của bạn hiểu việc họ phải làm và phương hướng cải thiện.

  1. Cơ chế động viên, khen thưởng phải đem lại hành vi tích cực

Điều này áp dụng cho cả cơ chế khen thưởng định kỳ và đột xuất. Một ví dụ cụ thể là tại Olympic 2012, các tay vợt của Trung Quốc và Hàn Quốc đã cố tình thua để tránh gặp đội đồng hương tại bán kết. Nếu ban tổ chức bố trí sơ đồ thi đấu khác đi, chắc chắn họ sẽ không có động cơ nào để làm thế. Tương tự, những người lãnh đạo phải luôn chắc chắn rằng cơ chế động viên, khen thưởng của mình đem lại hành vi tích cực, tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.  

  1. Hãy thực hiện đánh giá bản thân một lần mỗi năm khi cơ quan bạn có từ 20 người trở nên

Tốt nhất là bạn nên có một hệ thống thu thập ý kiến đánh giá trực tuyến. Sau khi thu thập thì làm thành văn bản và lưu lại. Nên áp dụng phương pháp 3600, tức là lấy ý kiến mọi cá nhân có liên quan trong công ty - cán bộ giám sát, đồng nghiệp, nhân viên trực tiếp chịu sự quản lý của bạn - về phong cách lãnh đạo, quản lý của bạn cũng như hiệu quả và năng suất công việc. Thường thì những người làm việc dưới quyền bạn sẽ có những ý kiến xác thực nhất nhưng đôi khi đa số những đánh giá bạn nhận được là từ cấp trên chứ không phải cấp dưới.  

  1. Khuyến khích nhân viên chia sẻ mục đích sống và những khát vọng của họ với đồng nghiệp

Làm cho nhân viên thấy thoải mái khi chia sẻ mục tiêu cá nhân và mơ ước của họ với bạn và những người đồng nghiệp của họ là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp mọi người hiểu đâu là động lực của đồng nghiệp mình và cái gì chi phối họ. Từ đó, họ có thể phối hợp làm việc với nhau tốt hơn và với tư cách là người quản lý, bạn sẽ biết cách điều chỉnh để mục đích sống của nhân viên song hành với mục tiêu của doanh nghiệp mình.   

  1. Khi bạn có trên dưới 50 nhân viên, hãy thuê một giám đốc điều hành

Muốn tiếp tục làm tốt vai trò của một người lãnh đạo với đội ngũ nhân viên lớn như vậy, bạn sẽ cần đến một giám đốc điều hành giỏi để sát cánh bên bạn trong công việc quản lý.  

  1. Người có tố chất kinh doanh đi trước người khác 10 năm và dành thời gian còn lại làm những thứ mà người khác không thể làm

Mạo hiểm kinh doanh là một khoản đầu tư cho tương lai của bạn, của gia đình bạn, một khoản đầu tư cho phép bạn tận dụng thời gian và nguồn lực để tạo nên một doanh nghiệp “để đời”. Với nhiều người, mạo hiểm kinh doanh là sai lầm nhưng gặp người có tố chất, nó là một sự mạo hiểm cực kỳ đáng giá.

  1. Xây dựng doanh nghiệp đồng nghĩa với biết đam mê, biết theo đuổi ước mơ và thay đổi thế giới dù gặp nhiều sóng gió trên bước đường mình đi

Hãy dám nghĩ lớn và dám mạo hiểm. Như Goethe từng nói: “Đừng ấp ủ những mơ ước nhỏ nhoi bởi chúng còn không đủ sức để làm trái tim bạn lay động”.

  1. Trở thành doanh nhân thành đạt không dễ. Không phải ai cũng làm được điều này nhưng nếu làm được thì bạn sẽ gặt hái được rất nhiều.

Muốn trở thành doanh nhân thành công, bạn phải đủ tận tâm, kiên trì, bền bỉ cũng như năng lực để đối đầu với những sóng gió. Nếu nhiệt huyết đủ lớn, bạn sẽ đủ sức vượt qua khó khăn và đạt được những điều tốt đẹp nhất.

  1. Không phải ngay lập tức bạn có thể làm được mọi thứ, hãy lên kế hoạch dài hơi cho mình

Không như chủ Instagram bất ngờ trở nên giàu có chỉ sau một đêm vì bán được công ty với vỏn vẹn 13 nhân viên của mình cho Facebook với giá hời 700 triệu USD, các doanh nhân thường phải mất hàng chục năm để doanh nghiệp của họ có thể kiếm được tiền tỷ. Nhưng mất 20-30 năm cũng xứng đáng bởi những thứ mà bạn đạt được sẽ rất ít người với tới.  

  1. Coi công việc và cuộc sống giống như trò chơi nhân quả  

Nếu bạn đối xử tử tế, công bằng với tất cả mọi người, tôn trọng và yêu thương họ thì đến một ngày, những hạt giống tốt lành mà bạn đã gieo sẽ đem lại cho bạn nhiều hoa thơm, quả ngọt.

  1. Nếu bạn chưa có tiền, chưa có kinh nghiệm hay thậm chí chưa có ý tưởng, hãy đăng tuyển vào một vị trí bạn yêu thích ở một công ty nào đó và học hỏi dần dần

Đừng hy vọng sung tự dưng rơi vào miệng mình, nhất là nếu bạn còn trẻ và chưa từng làm kinh doanh. Muốn đạt được gì đó, bạn phải góp nhặt dần kinh nghiệm và mối quan hệ ngay từ bây giờ.

  1. Luôn tập trung xây dựng mối quan hệ cởi mở, chân thành và thân thiết với những người tử tế, nhiệt tình, chu đáo và đáng tin cậy

Họ là những người sẽ giúp bạn thực hiện (hay không thực hiện) điều gì đó để làm nên sự khác biệt.

  1. Chủ động đặt ra mục tiêu, định hướng cho mình và công ty

Đồng thời đánh giá việc thực hiện mục tiêu đó một cách thường xuyên.

  1. Nhiều người ngại nhờ vả người khác nhưng thường thì mọi người sẽ sẵn sàng giúp đỡ khi bạn yêu cầu

Hãy yêu cầu giúp đỡ một cách chân thành và tìm cách trả ơn khi có dịp. Hãy xây dựng mối quan hệ lâu dài chứ đừng sống theo kiểu qua cầu rút ván.

  1. Tích lũy kinh nghiệm càng nhiều càng tốt

Xây dựng các mối quan hệ, sự tự tin và bầu nhiệt huyết để giúp đỡ người khác thành công. Dù làm gì thì hãy nhớ hợp tác, giúp đỡ, học hỏi từ những người có thể cho mình kinh nghiệm.

  1. Nếu thành công, hãy biết trả ơn

 

Bạn đang đọc bài viết Dự án: 30 Bài Học Để Khởi Nghiệp Thành Công tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:33
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:50
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 16:12
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:00
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:03
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:46
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 03:36
Lên đầu trang