Đào tạo
Thứ năm , 28/11/2019, 09:30

Anything you want – Phần 2: Dũng cảm nói “không” và yêu những con người thực

.
Dũng cảm từ chối

Khi doanh nghiệp bạn phát triển, bạn nên học cách từ chối những lời mời chào với những dịch vụ mà họ giả vờ là bạn cần. Họ sẽ xoáy vào nỗi đau của bạn và thuyết phục bạn mua sản phẩm/dịch vụ đó để bảo vệ bạn khỏi các vấn đề pháp lý. Họ sẽ vẽ ra những viễn cảnh thật đáng sợ. Những thứ đó chỉ là thủ thuật kinh doanh. Thực chất, bạn chẳng cần gì hết.

Sức mạnh của số ít

Khi bạn xây dựng doanh nghiệp phục vụ cho hàng nghìn người, bạn không cần phải quá để tâm tới khách hàng nào rời bỏ bạn hay có yêu cầu đặc biệt. Nếu phần lớn khách hàng đều có phản hồi tốt về sản phẩm, dịch vụ hiện tại nhưng có số ít không hài lòng, bạn đừng quá đau khổ. Bạn chỉ cần “tạm biệt” và chúc vị khách đó tìm được sản phẩm phù hợp hơn.

Tự tin từ bỏ

Nếu bạn đủ tự tin để biết rằng khi nào nên từ bỏ 99% khách hàng và chỉ nhắm tới 1% khách hàng tiềm năng, lúc đó khách hàng trong 1% đó sẽ tìm tới bạn bởi bạn cho họ thấy bạn đáng giá với họ như thế nào.

Tại sao không nên quảng cáo?

Quay trở lại với ý tưởng về một thế giới hoàn hảo về lý do tại sao chúng ta bắt đầu dự án này. Trong thế giới hoàn hảo ấy, liệu website có tràn ngập quảng cáo. Khi bạn hỏi khách hàng bạn cần cải thiện gì cho sản phẩm, dịch vụ hiện tại, liệu có ai nói rằng “Hãy đăng nhiều quảng cáo trên website hơn”?

Đây chỉ là một trong nhiều sự lựa chọn

Bạn không thể nói rằng đây là con đường duy nhất để đi. Ý tưởng đầu tiên của bạn chỉ là một trong nhiều sự lựa chọn. Không một doanh nghiệp nào phát triển như dự định ban đầu. Vậy nên, hãy lập nhiều kế hoạch khác nhau.

Bạn không cần một kế hoạch hay tầm nhìn

Bạn có một kế hoạch tầm nhìn tổng thể về thế giới vận hành ra sao trong 20 năm nữa không? Bạn có tham vọng đổi mới nền công nghiệp? Nếu bạn không có điều đó, cũng đừng quá buồn. Tôi chưa bao giờ có những kế hoạch hay tham vọng như thế.

Đừng bao giờ quên lý do bạn bắt đầu

Đừng bao giờ quên lý do dẫn bạn tới ý tưởng kinh doanh này. Bạn có đang giúp đỡ người khác? Họ có hạnh phúc? Bạn có hạnh phúc? Bạn có tạo ra lợi nhuận?

Bạn tự đánh giá bản thân ra sao?

Bạn tự đánh giá bản thân ra sao? Bạn cần tự đánh giá bản thân để biết bạn đang tập trung vào những thứ thật sự quan trọng với bạn thay vì làm những thứ người khác nghĩ bạn nên làm.

Quan tâm tới khách hàng thay vì bản thân bạn

Dĩ nhiên bạn nên quan tâm tới khách hàng hơn là quan tâm tới bạn! Đó có phải là Quy tắc đầu tiên trong việc cung cấp dịch vụ tốt? Quy tắc đó đều xoay quanh khách hàng, thay vì bạn.

Ngay cả một công ty “khỏe mạnh” vẫn có thể rơi vào bẫy sinh tồn. Một doanh nghiệp sinh ra để giải quyết vấn đề. Nhưng nếu vấn đề được giải quyết hết thì liệu doanh nghiệp đó có thể tiếp tục tồn tại?! Vì thế doanh nghiệp vô tình hay cố ý giải quyết một phần vì thế họ có thể dần dần xử lý nó mà không lo bài toán sinh tồn.

Hành xử như bạn không cần tiền

Nếu bạn thành lập công ty mà (như) không quan tâm tới vấn đề tiền bạc, mọi người sẽ vui vẻ trả tiền cho bạn. Khi một ai đó làm điều gì đó vì tiền, khách hàng sẽ cảm nhận được, dễ như cảm nhận nỗi đau của người họ yêu vậy. Nhưng khi người ta làm điều gì đó vì họ yêu thích, họ sẽ hào phóng thay vì keo kiệt, tin tưởng thay vì lo sợ. Đó là quy tắc: Chúng ta muốn cho những người biết cho đi.

Đừng “mọi người vì một người”

Nếu một khách hàng làm điều gì đó không hay cho bạn, hãy nhớ rằng hàng trăm nghìn người khác không làm điều đó với bạn. Cuộc sống không thể tránh khỏi điều không hay xảy ra. Bạn cần học cách nhẫn nhịn. Đừng vì một người mà “phạt” tất cả mọi người.

Tất cả đều là những con người thật

Thật khó có thể nhớ rằng đằng sau mỗi chiếc máy tính kia đều là những con người thật, những người giống như bạn, những người có sinh nhật vào cuối tuần này, những người có 3 người bạn thân và những người bị ảnh hưởng bởi những điều bạn nói. Vì vậy đừng bỏ quên những con người thật đằng sau mỗi chiếc màn hình ấy – điều mà chúng ta không bao giờ làm nếu chúng ta ngồi ngay cạnh họ.

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Anything you want – Phần 2: Dũng cảm nói “không” và yêu những con người thực tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang