Đào tạo
Thứ năm , 28/11/2019, 09:33

Anything you want – Phần 3: Hạnh phúc khởi nghiệp

.

Bạn nên cảm thấy đau khổ khi bạn diễn đạt không rõ nghĩa

Để viết một email tới khách hàng bỏ những từ không cần thiết và viết lại câu để mỗi câu đều rõ nghĩa, tôi phải mất cả ngày. Chỉ cần một câu không rõ nghĩa, ngay lập tức $5000 sẽ không cánh mà bay.

Tôi thấy những trang web mới nhìn thì rất ấn tượng nhưng toàn những câu văn thừa hay nói quá. Tiếc thay những người làm ra những trang web đó không cảm thấy khổ sở nếu họ phải gửi những nội dung đó đi cho hàng nghìn người để rồi nhận ra cái giá của việc diễn đạt không rõ nghĩa là thế nào.

Email thành công nhất tôi từng viết

Khi bắt đầu suy nghĩ đến việc làm thế nào để mở rộng kinh doanh, bạn sẽ cố nghĩ tới những điều lớn lao và cho ra một kế hoạch hành động mang tính thay đổi thế giới. Nhưng bạn nên nhớ rằng thường những điều nhỏ nhặt lại khiến mọi người yêu thích và muốn giới thiệu bạn đến với bạn bè của họ.

Khác biệt tạo nên từ những điều nhỏ nhặt nhất

Mọi email đều có phần “From:” để điền tên người gửi, phải không? Tại sao chúng ta không sử dụng phần đó để làm người nhận vui khi nhận thư? Với một dòng code, tôi cá nhân hóa mọi dòng “From:” thành “CD Baby yêu [tên]”. Nếu khách hàng tên là Susan thì tiêu đề email sẽ là “CD Baby yêu Susan”. Khách hàng đều thích điều này.

Ngay cả nếu một ngày nào đó bạn muốn mở rộng doanh nghiệp của mình, hãy nhớ rằng bạn không cần cư xử như một công ty “to xác” mà nhàm chán. Trong hơn 10 năm qua, mỗi lần ai đó được hỏi anh/chị thích CD Baby ở điểm nào, câu trả lời đều là bởi vì những điều nhỏ nhặt nhưng chạm đến khách hàng như thế.

Làm mọi thứ trở nên dễ dàng

Thật khó có thể nói trước tương lai của một người sẽ ra sao cho đến khi anh ấy/chị ấy thực sự bắt tay vào công việc trong vài tuần. Vì thế tôi luôn tuyển dụng dễ dàng và sa thải cũng dễ dàng. May mắn thay chúng tôi không cần phải sa thải nhân viên thường xuyên. Có lẽ bởi vì nhân viên mới tìm đến chúng tôi đều là bạn của những người đã tin tưởng chúng tôi.

Tin vào quy luật của thế giới

Hãy cứ tin vào những quy luật của thế giới – trong một mớ hỗn độn, hãy lựa chọn thứ phù hợp để làm thay vì làm những thứ người khác làm.

Sẵn sàng để lớn lên

Đừng trở thành một doanh nghiệp nhỏ lúng túng và hoảng sợ không biết làm gì tiếp theo khi doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Nếu như vậy, doanh nghiệp bạn đang gửi đi thông điệp “Tôi không thể cáng đáng nổi nữa”. Nếu những quy trình nội bộ luôn được thiết kế để giải quyết gấp 2 khối lượng công việc hiện tại, nó đang gửi đi tín hiệu đáng mừng đó là “Cứ tiếp tục đi, chúng tôi còn rất nhiều chỗ trống để hoạt động”.

Điều quan trọng là bạn cảm thấy như thế nào chứ không phải bạn có gì

Đừng quên niềm hạnh phúc được học hỏi và làm việc. Có thể bạn tốn nhiều thời gian hơn. Có thể nó không hiệu quả. Có thể bạn đánh mất cơ hội đáng giá hàng triệu đô-la bởi vì doanh nghiệp của bạn đang phát triển chậm hơn do bạn tự làm mọi thứ. Nhưng trên tất cả, chỉ cần bạn cảm thấy hạnh phúc, vậy là được!

Ngày Steve Jobs chỉ trích tôi trong 1 bài phát biểu

Nhưng tôi xin nhắc lại tôi không bao giờ hứa với khách hàng tôi có thể làm điều gì đó vượt quá khả năng của tôi.

Ủy thác hay chết: Cái bẫy của việc tự làm chủ

Có khác biệt lớn giữa tự làm chủ và trở thành ông chủ một doanh nghiệp.

Bạn chỉ cảm thấy tự do khi tự làm chủ cho đến khi bạn nhận ra nếu bạn nghỉ một ngày, doanh nghiệp của bạn sẽ sụp đổ. Nhưng khi trở thành một ông chủ thực thụ, bạn có thể rời công ty một năm và khi quay lại doanh nghiệp của bạn còn hoạt động tốt hơn trước khi bạn rời đi.

Làm bất kỳ điều gì bạn muốn

Hạnh phúc chính là lý do thực sự giúp bạn làm mọi thứ phải không? Ngay cả nếu bạn nói bạn làm vì tiền thì tiền cũng chỉ là công cụ để đạt được hạnh phúc, đúng không?

Nhưng giả dụ sau một thời gian nhất định, tiền không còn tạo ra hạnh phúc nữa mà chỉ còn đau đầu thì sao? Đôi khi bạn lại thấy hạnh phúc với doanh nghiệp 1 triệu đô-la hơn một doanh nghiệp 1 tỷ đô-la.

Tin tưởng có chọn lọc

Tôi học được một bài học đắt giá từ trải nghiệm bản thân: Tin tưởng nhưng có chọn lọc. Hãy nhớ điều này khi bạn giao công việc cho một ai đó. Bạn phải có cả hai điều đó – tin tưởng và chọn lọc.

Ủy thác chứ đừng thoái vị

Tôi đã học được một từ quan trọng: thoái vị (abdicate). Thoái vị nghĩa là từ bỏ quyền lực hoặc trách nhiệm. Từ này thường được dùng khi một vị vua trao ngôi báu hoặc ngai vàng. Một bài học tôi học được khi đã quá muộn: Ủy thác, chứ đừng buông bỏ trách nhiệm.

Làm thế nào tôi biết tôi nên làm điều đó

“Làm thế nào anh biết đây là thời điểm để bán công ty?”. Câu hỏi này tôi được hỏi nhiều lần. Câu trả lời của tôi là “Rồi bạn sẽ biết”. Nhưng tôi hi vọng bạn có thể hiểu cảm giác “biết” đó sau khi đọc câu chuyện cụ thể này.

Tại sao tôi lại bán công ty tôi để làm từ thiện

Khi tôi quyết định bán công ty CD Baby, tôi gần như có mọi thứ tôi cần. Tôi sống đơn giản. Tôi không có nhà, xe hơi, hay thậm chí 1 chiếc TV. Càng có ít, tôi càng hạnh phúc. Không sở hữu nhiều thứ cho bạn sự tự do vô giá giúp bạn đi bất kỳ đâu bất kỳ khi nào ban muốn.

Chính bạn tạo ra thế giới hoàn hảo của riêng bạn

Cho dù bạn chọn con đường nào cũng sẽ có nhiều người nói với bạn rằng bạn đi sai đường rồi. Hãy chú ý tới những điều làm bạn hào hứng và những điều khiến bạn buồn chán, những khi bạn được là chính mình và khi bạn cố gắng trở thành một người khác để gây ấn tượng với một ai đó. Ngay cả nếu những gì bạn đang làm làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp bạn, nếu điều đó vẫn khiến bạn hạnh phúc thì bạn hãy cứ làm đi bởi đó là sự lựa chọn của bạn.

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Anything you want – Phần 3: Hạnh phúc khởi nghiệp tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang