Đào tạo
Thứ sáu , 24/04/2020, 09:23

Các khái niệm trong khởi nghiệp – phần 2

.

KHỞI NGHIỆP DOANH NGHIỆP SÁNG CHẾ ĐỘT PHÁ (TIẾNG ANH: INNOVATION-DRIVEN ENTERPRISE)

Khởi nghiệp doanh nghiệp sáng chế đột phá là một loại khởi nghiệp mà trong đó, những doanh nhân thường làm việc theo nhóm để xây dựng doanh nghiệp dựa trên công nghệ, qui trình, mô hình kinh doanh, hoặc sáng kiến mới tạo ra cho họ một lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các công ty hiện có. 

Họ quan tâm đến việc tạo ra của cải và giá trị hơn là việc kiểm soát công ty và thường bán cổ phần công ty để theo đuổi kế hoạch phát triển đầy tham vọng của mình.

Những doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên sáng chế đột phá có nhiều rủi ro hơn và cũng tham vọng hơn. Người khởi nghiệp với IDE khao khát vươn xa hơn thị trường địa phương tới thị trường toàn cầu hoặc ít nhất là trong khu vực.

So sánh doanh nghiệp SME (Small Medium Enterprise) và doanh nghiệp IDE

- Mặc dù doanh nghiệp IDE phát triển trong giai đoạn đầu chậm hơn doanh nghiệp SME nhưng họ sẽ đạt được tăng trưởng theo cấp số nhân một khi họ thu hút được khách hàng. 

- Do sẵn sàng đánh đổi quyền kiểm soát công ty để tìm kiếm sự tăng trưởng nên doanh nghiệp IDE thường có nhiều người đồng sở hữu. Trong khi doanh nghiệp SME tăng trưởng và vẫn giữ qui mô nhỏ (dù không phải lúc nào cũng vậy)

- Doanh nghiệp IDE tập trung hơn vào việc "đột phá hoặc là đóng cửa". Để đạt được tham vọng của mình, họ phải lớn mạnh và trưởng thành nhanh chóng để phục vụ thị trường toàn cầu.

Bảng so sánh doanh nghiệp SME và doanh nghiệp IDE 

Khởi nghiệp doanh nghiệp SME

Khởi nghiệp doanh nghiệp IDE

Tập trung vào thị trường địa phương và khu vực.

Tập trung vào thị trường khu vực/thế giới.

Để thành lập và phát triển doanh nghiệp SME không cần thiết phải ứng dụng sáng tạo đột phá, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp SME cũng không dựa vào điều này.

Doanh nghiệp dựa trên sự sáng tạo đột phá (công nghệ, qui trình kinh doanh, mô hình kinh doanh) và lợi thế cạnh tranh cũng phụ thuộc vào điều này.

"Công việc không thay thế được", tức là các công việc thường được thực hiện ở địa phương (như nhà hàng, tiệm giặt khô hay ngành công nghiệp dịch vụ).

"Công việc có thể thay thế", tức là các công việc không cần phải thực hiện tại địa phương.

Thường là doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp với rất ít vốn đầu tư từ bên ngoài.

Chủ sở hữu đa dạng hơn bao gồm cả các nhà cung cấp vốn bên ngoài.

Doanh nghiệp tăng trưởng theo đường thẳng. Khi được bơm thêm vốn, hệ thống (doanh thu, dòng tiền, việc làm…) sẽ phản hồi nhanh chóng và tích cực.

Doanh nghiệp thường bị thua lỗ trong thời gian đầu nhưng nếu thành công thì sẽ đạt được tăng trưởng theo cấp số nhân. 

Đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Khi được bơm thêm vốn, doanh thu/dòng tiền việc làm không phản hồi lại nhanh chóng.

Doanh nhân thành lập doanh nghiệp IDE thường có "công việc thay thế được" tức là có thể được thuê ngoài nếu điều đó khiến việc kinh doanh trở nên cạnh tranh hơn. 

Những doanh nghiệp này ít có xu hướng phân bổ trên nhiều khu vực địa lí mà thay vào đó, họ tập trung vào việc ứng dụng sáng tạo đột phá. Và thường thì sau khi bơm thêm tiền đòi hỏi phải có thời gian dài mới thấy được kết quả về doanh thu và công ăn việc làm.

Trong ngắn hạn, mô hình doanh nghiệp SME sẽ thu được kết quả sớm hơn nhưng nếu kiên trì, doanh nghiệp IDE sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn như trường hợp của Apple, Google, Hewlett-Packard và những công ty đại chúng khác.

KHỞI NGHIỆP DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (TIẾNG ANH: SMALL MEDIUM ENTERPRISE)

Khởi nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ là một loại khởi nghiệp mà trong đó, loại hình doanh nghiệp này thường do một người sáng lập để phục vụ thị trường địa phương và sẽ trở thành một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong phạm vi địa phương đó. 

Doanh nghiệp thường được tổ chức trong một nhóm nhỏ, có quan hệ mật thiết với nhau, có thể là một doanh nghiệp gia đình, nơi việc kiểm soát chặt chẽ doanh nghiệp là rất quan trọng.

Đặc điểm

"Phần thưởng" cho các thành viên sáng lập doanh nghiệp loại này là sự tự do cá nhân và dòng tiền từ việc kinh doanh.

Về cơ bản, loại hình doanh nghiệp này không cần kêu gọi nhiều tiền. Khi bơm thêm tiền vào doanh nghiệp thì nhanh chóng có được kết quả là tăng thêm doanh thu và tạo ra công ăn việc làm. 

Như vậy doanh nghiệp có thể được phát triển về mặt địa lí và công việc mà họ tạo ra hầu hết là các việc không thuê ngoài được. 

Doanh nghiệp SME thường là các doanh nghiệp dịch vụ hoặc nhà bán lẻ các sản phẩm của công ty khác. Yếu tố chính để phân biệt là họ tập trung vào các thị trường địa phương.

So sánh doanh nghiệp SME và doanh nghiệp IDE (Innovation-Driven Enterprise)

- Mặc dù doanh nghiệp IDE phát triển trong giai đoạn đầu chậm hơn doanh nghiệp SME nhưng họ sẽ đạt được tăng trưởng theo cấp số nhân một khi họ thu hút được khách hàng.

- Do sẵn sàng đánh đổi quyền kiểm soát công ty để tìm kiếm sự tăng trưởng nên doanh nghiệp IDE thường có nhiều người đồng sở hữu. Trong khi doanh nghiệp SME tăng trưởng và vẫn giữ qui mô nhỏ (dù không phải lúc nào cũng vậy)

- Doanh nghiệp IDE tập trung hơn vào việc "đột phá hoặc là đóng cửa". Để đạt được tham vọng của mình, họ phải lớn mạnh và trưởng thành nhanh chóng để phục vụ thị trường toàn cầu.

Bảng so sánh doanh nghiệp SME và doanh nghiệp IDE 

Khởi nghiệp doanh nghiệp SME

Khởi nghiệp doanh nghiệp IDE

Tập trung vào thị trường địa phương và khu vực.

Tập trung vào thị trường khu vực/thế giới.

Để thành lập và phát triển doanh nghiệp SME không cần thiết phải ứng dụng sáng tạo đột phá, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp SME cũng không dựa vào điều này.

Doanh nghiệp dựa trên sự sáng tạo đột phá (công nghệ, qui trình kinh doanh, mô hình kinh doanh) và lợi thế cạnh tranh cũng phụ thuộc vào điều này.

"Công việc không thay thế được", tức là các công việc thường được thực hiện ở địa phương (như nhà hàng, tiệm giặt khô hay ngành công nghiệp dịch vụ).

"Công việc có thể thay thế", tức là các công việc không cần phải thực hiện tại địa phương.

Thường là doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp với rất ít vốn đầu tư từ bên ngoài.

Chủ sở hữu đa dạng hơn bao gồm cả các nhà cung cấp vốn bên ngoài.

Doanh nghiệp tăng trưởng theo đường thẳng. Khi được bơm thêm vốn, hệ thống (doanh thu, dòng tiền, việc làm…) sẽ phản hồi nhanh chóng và tích cực.

Doanh nghiệp thường bị thua lỗ trong thời gian đầu nhưng nếu thành công thì sẽ đạt được tăng trưởng theo cấp số nhân.

Đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Khi được bơm thêm vốn, doanh thu/dòng tiền việc làm không phản hồi lại nhanh chóng.

Doanh nhân thành lập doanh nghiệp IDE thường có "công việc thay thế được" tức là có thể được thuê ngoài nếu điều đó khiến việc kinh doanh trở nên cạnh tranh hơn.

Những doanh nghiệp này ít có xu hướng phân bổ trên nhiều khu vực địa lí mà thay vào đó, họ tập trung vào việc ứng dụng sáng tạo đột phá. Và thường thì sau khi bơm thêm tiền đòi hỏi phải có thời gian dài mới thấy được kết quả về doanh thu và công ăn việc làm.

Trong ngắn hạn, mô hình doanh nghiệp SME sẽ thu được kết quả sớm hơn nhưng nếu kiên trì, doanh nghiệp IDE sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn như trường hợp của Apple, Google, Hewlett-Packard và những công ty đại chúng khác.

Tổng hợp (Quỳnh Như)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Các khái niệm trong khởi nghiệp – phần 2 tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang