Thế giới
Thứ hai , 06/05/2019, 15:43

Đằng sau ảo tưởng khởi nghiệp

Phương châm “cứ vờ vịt cho đến khi làm được” là một đòn nghiêm trọng giáng vào phong trào startup.

Như những câu chuyện về các nghệ sĩ “sinh sôi nảy nở”, lời khuyên giả tạo về sự vĩ đại dường như không bền vững. Những kẻ lừa đảo trong kinh doanh, nghệ thuật, văn học, bất động sản, chăm sóc sức khỏe đang bùng nổ ở mức báo động. Có những người đã phải nhận hình phạt, nộp tiền, phạt tù, giam giữ. Điều này phần nào đã làm vơi bớt ánh hào quang của thế giới khởi nghiệp.

New Yorker nhận định: Gió đã đổi chiều, áp lực giảm xuống, mùi hương của sự lựa gian dối đột nhiên ở khắp nơi trong không khí. Và đó không phải thứ mùi dễ chịu, không ngọt ngào như cơn mưa, mà chua, chua loét!

Xét cho cùng, những kẻ gian trá không chỉ tựa lừa dối chính mình, mà còn dựa trên chính mong muốn của các nạn nhân. Con người thường mơ tới ma thuật, và có một thị trường sẵn sàng cung ứng thứ diệu kỳ giả tạo đó, bằng cách đẻ ra vô số sách làm giàu. Nhà tâm lý học Maria Konnikova, tác giả cuốn Book The Confidence Game: Why We Fall For It…Every Time, nói rằng: Con người có khuynh hướng tin vào những điều siêu tưởng và tự biến mình thành nạn nhân. Chúng ta tin rằng có những con người đặc biệt làm nên những điều đặc biệt, và đáng buồn là, họ cho rằng bản thân mình chính là một trong số đặc biệt đó. Người ta gọi đây là Hiệu ứng Wonbegon, miêu tả xu hướng trong đó hầu hết mọi người đều nhìn nhận bản thân trên mức trung bình.

Ở khía cạnh nào đó, con người là những kẻ ngây thơ. Chúng ta tin vào những câu chuyện người ta kể, bằng cách nhìn vào những gì họ muốn chúng ta thấy. Nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta chấp nhận thực tế là: thành công không bao giờ nhanh chóng và dễ dàng. Ngay cả những người trúng sổ xố cũng phải tìm cách quyên bớt tiền hay phòng trộm cơ mà.

Những “thùng rỗng kêu to” của năm 2018

Nói chung, con người dễ bị cuốn hút bởi những lời nói dối, và những kẻ nói dối biến câu chuyện của mình thành bài học gối đầu giường của ai đó. Và khi tượng đài sụp đổ, các nhà làm phim nhanh chóng cấu tứ thành món ăn khách cho người xem phim.

Elizabeth Holmes của Theranos là một ví dụ điển hình. Phương pháp xét nghiệm máu giản đơn đã mang về cho cô hàng tỷ đô la. Cô gái ấy xuất hiện ở khắp nơi, trở thành tượng đài để những kẻ ôm hoài bão bước vào đời. Và rồi, ngày 2/8 vừa qua, Holmes đã phải xuất hiện trong một buổi điều trần về tội gian lận hình sự tại tòa án liên bang San Jose – một thực tế cay đắng.

Tương tự, Anna Sorokin, hay còn gọi là Anna Delvey, một người Nga di cư sang Đức, đã giả vờ là người Mỹ gốc Âu, và có ý định tạo ra một không gian nghệ thuật sáng tạo ở New York, hiện đang ngồi tù tại đảo Rikers về tội gian lận. Cô nàng này đã từng là hình ảnh quyến rũ trên tạp chí New York Magazine. Bài học từ Delvey khiến người ta vỡ lẽ: Hóa ra, những câu chuyện thành công cũng có thể mua bằng tiền. Bạn chỉ cần một câu chuyện.

Elizabeth Holmes, nhà sáng lập và cựu CEO của startup Theranos. Ảnh: Reuters

Vào tháng 7, trang Vice kể về “câu chuyện điên rồ” của Anthony Gignac, 47 tuổi, sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bogota, Colombia, người đã dành phần lớn tuổi trưởng thành của mình giả vờ là một hoàng tử Saudi ở Florida. Ông ta liên tục tìm kiếm con mồi mới trong số những người giàu có và nổi tiếng ở Miami, “thủ phủ gian lận của Hoa Kỳ”. Gignac đã bị bắt và bị giam giữ vì nhiều tội gian lận khác nhau. Tháng 5/2018, ông đã nhận tội tại tòa án liên bang Miami vì đã mạo danh một quan chức nước ngoài, trộm cắp danh tính và gian lận. Bằng cách trở thành nhân vật chính Hãy bắt tôi nếu có thể trong chính cuộc đời mình, Gignac đã lừa gạt 26 nhà đầu tư gần 8 triệu USD.

Anna March, hay Nancy Lott/Nancy Kruse, là một kẻ nói dối mình là nhà văn tuyệt vời ở những bữa tiệc xa xỉ. Mặc dù có nhiều lần chạy trốn, từ năm 1993, người này vẫn bán được các bản thảo cho nhiều hội nghị.

Trong khi đó, blogger chăm sóc sức khỏe người Úc, Belle Gibson của cuốn sách nổi tiếng The Whole Pantry, người đã tuyên bố bị ung thư não (dĩ nhiên là giả), gánh trên vai án phạt 420.000 đô Úc vì tội lừa gạt. Đến tháng 6/2018, cô này vẫn chưa trả hết và đang phải đối mặt với lãi suất vì tội trả chậm.

Đã có lúc, mọi người tin họ. Có lẽ, chính những người này cũng tin mình là con người thành công như thế.

Sự thật ngọt ngào

Lừa đảo xảy ra bởi vì chúng tôi thường “trông mặt mà bắt hình dong”. Chúng ta không xem xét kỹ những gì họ nói. Chúng ta căm ghét sự dối trá, nhưng cũng thường tin vào người khác một cách dễ dàng. Không có chuyện mấy cô nàng hiện đại xuyên về thời cổ mà cũng biết “nhìn mắt mà đoán ra ý nghĩ” của người khác như trong mấy truyện tầm phào ở Trung Quốc.

Anna Sorokin. Ảnh: New York Post

Xã hội con người vốn được kết nối bằng niềm tin. Đó là yếu tố bí mật nằm trong mọi thỏa thuận, bao gồm “hợp đồng xã hội”. Chắc chắn, điều khoản trách nhiệm trong hợp đồng là hữu ích, nhưng chúng ta cũng luôn cố gắng tránh né công cụ pháp luật một cách nhiều nhất có thể. Chúng tôi đưa ra quyết định trước giả định rằng người đó đáng tin cậy.

Niềm tin là tốt cho sức khỏe của chúng ta và làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, “người” hơn. Đó là “con đường tiến hóa có lợi hơn”, theo nhà tâm lý học Konnikova. Và hoài nghi không phải là dấu hiệu của sự thông minh.

Các tay bịp điệu nghệ biết điều đó và tận dụng tính lạc quan cũng như đức tin của người khác để trục lợi. Chúng ta bị cuốn hút bởi sự táo bạo của họ, thậm chí một chút ghen tị với sự tự tin của họ, cho đến khi vấn đề xảy ra. Chúng ta có thể mừng khi kẻ xấu bị bắt, nhưng có kẻ xấu không phải là thông tin thú vị, đó là niềm vui đau đớn.

Chúng ta bị mắc kẹt vì bản thân không phải là thiên tài hay siêu sao, không phải là quý tộc hay người thừa kế giàu có, không phải là đức thiện nhân hay những người chữa bệnh kỳ diệu. Chỉ là những người bình thường, chậm rãi từng bước trên con đường sự nghiệp. Do đó, chúng ta gửi gắm ước mơ vào hình tượng nào đó giữa cuộc đấu tranh trần tục này. Đôi khi, sự thật mất lòng, nhưng ít nhất vẫn là sự thật, hiếm khi đưa bạn vào trong tù.

Chân thật

Tính xác thực bảo vệ con người khỏi những tay lừa đảo. Kinh nghiệm giúp chúng ta phát hiện ra “hàng giả”.

Belle Gibson. Ảnh: News.com.au

Chắc chắn, có rất nhiều bác sĩ nghi ngờ rằng Holmes, một người bỏ học đại học, lại có thể cách mạng hóa ngành y tế - vốn đòi hỏi ít nhất bốn năm đại học, làm ở bệnh viện ba năm, cộng với nhiều bài kiểm tra để cấp giấy hành nghề. Văn hóa của chúng ta rất thích biến các nhà công nghệ trẻ thành các vị thần. Nhưng trong khi Mark Zuckerberg và Bill Gates cho thấy rằng có thể đạt được thành công đáng kinh ngạc sau khi bỏ học, thì nhìn chung đó cũng chỉ là một nhúm người trong hơn 7 tỷ dân trên Trái Đất mà thôi. Chắc chắn, được đào tạo đầy đủ thì xác suất thành công vẫn cao hơn.

Thiên tài kinh doanh chỉ là huyền thoại. Phân tích độ tuổi của các doanh nhân khởi nghiệp ở Mỹ từ năm 2007 đến 2014 cho thấy tuổi trung bình của người sáng lập có thể phát triển đến giai đoạn thuê được ít nhất một nhân viên là 42. Độ tuổi trung bình của những người sáng lập những công ty khởi nghiệp thành công nhất - những người có tăng trưởng trong top 1% của ngành công nghiệp của họ - là 45. Điều đó cho thấy rằng thành công dựa vào thời gian, công việc và kinh nghiệm, chứ không phải ma thuật.

Tương tự như vậy, ném tiền qua cửa sổ không biến chúng ta trở thành tỷ phú hay March trở thành nhà văn. Cuối cùng, cô ấy vẫn chưa thuyết phục được nhà xuất bản nào in ấn tác phẩm của mình. Một bài học cay đắng cho các nhà văn mộng mơ. Đối với các blogger chăm sóc sức khỏe, chúng ta nên nhìn họ với ánh mắt hoài nghi. Cho dù đó là Gwyneth Paltrow thúc đẩy các phương pháp trị liệu bằng ong hay một người phụ nữ tuyên bố rằng bạn có thể nấu ăn theo cách của bạn và chữa khỏi ung thư.

Tất nhiên, không thể chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”. Ngừng tin tưởng vào điều kỳ diệu lại không hẳn là điều tốt. Sống trong thế giới đầy dối trá sẽ là sự hành hạ đối với tâm lý. Nhưng ít nhất, có thể giữ thói quen đặt câu hỏi, tìm hiểu cặn kẽ, cả trước khi tôn sùng ai hay đả kích ai.

Theo songmoi.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Đằng sau ảo tưởng khởi nghiệp tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang