Bài học khởi nghiệp
Thứ tư , 11/12/2019, 09:52

Khởi nghiệp thành công cần những yếu tố nào?

.

Khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng nếu bạn không nắm được 10 yếu tố cơ bản dưới đây:

1/ Có kế hoạch cho 1 năm “ở ẩn” (hidden-year)

Bạn cần ít nhất 1 năm để bắt đầu 1 dự án startup. Trong thời gian đó bạn phải lập kế hoạch, thử nghiệm sản phẩm, đưa dịch vụ cho khách hàng dùng thử, đưa thử sản phẩm ra thị trường… Bắt đầu xây dựng cơ sở khách hàng trước khi chính thức ra mắt. Việc lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng, nó sẽ dẫn dắt bạn trong suốt chặng đường kinh doanh.

2/ Vốn

Câu hỏi muôn thuở cho các startup luôn là “lấy tiền ở đâu?” Bạn có thể huy động vốn từ gia đình, bạn bè, người thân hoặc các nhà đầu tư. Tuy nhiên cần xác định rõ trường hợp bạn thành công hoặc thất bại, bạn sẽ phải chi hoặc trả thêm bao nhiêu phần trăm.

Bạn nên có sẵn ít nhất một khoản vốn đủ chi tiêu trang trải trong 1 năm. Bắt đầu kinh doanh trong khi bạn vẫn làm một công việc toàn thời gian giúp bạn có thể có tiền để tồn tại cho đến khi công việc kinh doanh của bạn thuận lợi. Dành một ít tiền mặt để bạn không phải vay nhiều. Và đừng bao giờ thế chấp tài sản của mình ngay trong lần startup đầu tiên.

3/ Nên có một cố vấn riêng

Khởi nghiệp có thể mang đến nhiều thú vị nhưng đôi khi cũng là một sự lựa chọn đáng sợ bởi những rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào. Điều này khiến số đông mọi người từ bỏ giấc mơ của họ. Thay vì sợ hãi, bạn cần nhìn nhận lại vấn đề và giải quyết chúng. Một trong những cách để đối mặt đó là tìm cho mình một người cố vấn hoặc một nhà khai vấn nào đó, người có thể cung cấp cho bạn các bước hành động để bắt đầu một ý tưởng startup.

Đừng đi một mình. Các doanh nhân có suy nghĩ rằng họ phải tự làm mọi thứ. Điều đó là sai lầm. Bạn sẽ cần sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình và lời khuyên từ những người cố vấn.

4/ Tuyển chọn đội ngũ nhân viên phù hợp

Nhân viên là nền tảng cho doanh nghiệp nhỏ của bạn. Hãy tuyển chọn những cá nhân tài năng sở hữu những kỹ năng mà bạn không có, những chuyên gia tích cực, linh hoạt trong doanh nghiệp. Tạo một môi trường làm việc hòa hợp giữa các thành viên để các công việc được thực hiện một cách hiệu quả.

5/ Học hỏi và kết nối với các doanh nghiệp khác

Học hỏi từ đối thủ cạnh tranh của bạn, giới thiệu bản thân và phát triển mối quan hệ tốt với họ. Giới thiệu khách hàng với họ và đừng ngại yêu cầu họ giúp đỡ hoặc tư vấn. Mặc dù bạn và các đối thủ cạnh tranh của bạn đang cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhưng mỗi bên đều có thế mạnh riêng. Thay vì sợ sự cạnh tranh đó, hãy cho họ lòng tin vào những gì họ nổi trội. Tin hay không, điều đó sẽ được đáp lại.

6/ Trở thành người có tiếng nói trong lĩnh vực bạn kinh doanh

Sẽ không dễ dàng để tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Khi họ tin tưởng bạn, có nhiều khả năng họ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn và giới thiệu nó cho người khác. Bạn cũng có thể nhận được sự truyền thông miễn phí bằng cách được xuất hiện trong các ấn phẩm hàng đầu, từ đó giới thiệu doanh nghiệp đến một đối tượng mới. Viết bài đăng trên blog và xuất hiện tại càng nhiều sự kiện và hội nghị trong lĩnh vực kinh doanh ccũng là một cách tốt. Tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về ngành và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Trở thành một chuyên gia về ngành kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của bạn.

7/ Cắt giảm các chi phí không cần thiết

Rà soát lại các khoản chi tiêu để có thể phát hiện ra các khoản chi không cần thiết. Nếu bạn đang chi hàng ngàn đô la mỗi tháng cho một văn phòng trống, hãy xem xét một không gian làm việc chung. Bằng cách này, bạn có thể chọn các mức giá cạnh tranh hơn và bạn sẽ có cơ hội tích đủ tiền mặt khi bạn gặp phải một vấn đề khó khăn nào đó.

8/ Chăm sóc khách hàng

Trở nên chuyên nghiệp. Bắt đầu bằng cách cung cấp danh thiếp, số điện thoại doanh nghiệp và địa chỉ email. Luôn đối xử với mọi người một cách lịch sự và chuyên nghiệp. Tạo sự thu hút cũng như lời cảm ơn đến với khách hàng bằng cách gửi một phiếu gỉam giá, ưu tiên tham dự sớm một sự kiện nào đó hoặc khuyến mãi một phần…

9/ Tập trung vào những việc thích hợp của bạn và ủy thác những gì bạn có thể

Hãy tập trung vào những gì bạn biết, những gì bạn giỏi và những gì bạn đam mê về nó. Đối với phần còn lại, như các nhiệm vụ hành chính và hỗ trợ khách hàng hãy ủy thác hoặc thuê ngoài chúng cho người khác. Nghe có vẻ khó tin, nhưng khi bạn làm vậy, bạn sẽ đi trên con đường thành công mà không gây thêm căng thẳng cho cuộc sống của bạn.

10/ Hoàn thiện các vấn đề pháp lý liên quan

Cung cấp các vấn đề pháp lý và thuế theo thứ tự. Bạn sẽ tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian, tiền bạc và các vấn đề hóc búa nếu bạn cung cấp trách nhiệm pháp lý và thuế ngay từ khi bắt đầu.

(Lttsuong tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khởi nghiệp thành công cần những yếu tố nào? tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:33
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:50
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 16:12
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:00
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:03
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:46
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 03:36
Lên đầu trang