Bài học khởi nghiệp
Thứ tư , 17/05/2023, 16:40

Lộ trình hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia 2021-2030 (Phần cuối)

.

Phần cuối của bài viết Lộ trình hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia 2021-2030 mà Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Malaysia (MOSTI) hướng đến với sự hợp tác của một số yếu như Chính phủ, Khu vực tư nhân, Tổ chức giáo dục & thúc đẩy kinh doanh, Startup & Cộng đồng.

Các bên liên quan chính trong lộ trình hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia

Sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp của Malaysia và Lộ trình hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia 2021-2030 sẽ phụ thuộc vào nỗ lực phối hợp của 4 bên liên quan chính, gồm:

  1. Chính phủ

Đóng vai trò quan trọng và là động lực của Lộ trình hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia     2021-2030, Chính phủ Malaysia cần:

- Cải thiện sự thuận lợi trong kinh doanh;

- Cho phép tạo ra và phát triển các nhóm các startup chất lượng;

- Thiết lập những khung pháp lý linh hoạt tạo thuận lợi cho việc tiếp thu các xu hướng, công nghệ và khởi nghiệp mới;

- Giảm thiểu rủi ro khi triển khai công nghệ và đổi mới sáng tạo bằng cách tập trung tài trợ cho các startup ở giai đoạn tiền hạt giống (giai đoạn nguyên mẫu hoặc bằng chứng về khái niệm);

- Tăng cường cơ chế, quy định khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào khởi nghiệp;

- Tận dụng các mạng lưới của chính phủ để tạo cơ hội cho startup tiếp cận những cơ hội khu vực và quốc tế.

  1. Khu vực tư nhân

Sự hợp tác giữa các tập đoàn (khu vực tư nhân) và các startup mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên. Các startup sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn cũng như nguồn lực của các tập đoàn, đồng thời, giành được quyền tiếp cận khách hàng, trong khi, các tập đoàn có thể đổi mới để vượt lên và triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh, từ đó, dễ dàng tiếp cận với các công nghệ mới mà các startup cung cấp. Vì vậy, các tập đoàn nên:

- Tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp với tư cách là người hỗ trợ trong các lĩnh vực như cố vấn, tiếp cận thị trường, chia sẻ cơ sở hạ tầng và tận dụng mạng lưới (chẳng hạn như nhà cung cấp và khách hàng);

- Trở thành khách hàng đầu tiên của một startup, thông qua đổi mới đồng sáng tạo hoặc thuê ngoài đổi mới;

 - Các nhà đầu tư rót tiền vào các startup, đặt niềm tin và sự tin tưởng vào họ và giúp họ tăng tốc quy mô và thành công. Đổi lại, các startup cung cấp lợi tức đầu tư (ROI) cho các nhà đầu tư của mình.

Nhà đầu tư có thể:

- Thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân vào hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia;
Tăng cường hoạt động đầu tư thiên thần vào hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia;

- Phối hợp với chính phủ để cải thiện môi trường đầu tư thông qua các nỗ lực thu hút và xúc tiến.

  1. Tổ chức giáo dục & thúc đẩy kinh doanh

Tinh thần kinh doanh và các kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển của startup thường bắt đầu trong lớp học. Các tổ chức giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng nguồn nhân tài thông qua chương trình giảng dạy có mục tiêu và một môi trường định hướng đổi mới.

Các cơ sở giáo dục có thể:

- Có Văn phòng Chuyển giao công nghệ (TTO) cho các startup để thương mại hóa các ý tưởng được phát triển trong trường đại học;

- Tuyển dụng các doanh nhân có chuyên môn kỹ thuật và kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh;

Việc giáo dục cần được bổ sung bằng các vườn ươm và tổ chức thúc đẩy kinh doanh, nhằm:

- Giúp các startup mở rộng và tiếp cận thị trường trong khu vực và quốc tế bằng cách hình thành mạng lưới liên minh;

- Tạo nhận thức rộng hơn về tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia để thu hút sự hiện diện và hoạt động của các chương trình xây dựng hệ sinh thái và hướng dẫn sinh viên.

  1. Startup & Cộng đồng

Các startup phát triển mạnh trong một cộng đồng gồm những người sáng lập và đổi mới có cùng chí hướng. Do đó, một hệ thống hỗ trợ bao gồm các doanh nhân khởi nghiệp và và nhà sáng tạo là rất quan trọng. Cộng đồng khởi nghiệp có thể:

- Hình thành một nơi để một nhóm doanh nhân chia sẻ ý tưởng và câu chuyện khởi nghiệp, thiết lập kết nối và bình thường hóa việc thất bại;

- Hợp tác với các tổ chức thúc đẩy kinh doanh để tạo cơ hội cho các doanh nhân học hỏi liên tục.

Trong khi đó, các startup cần:

- Tập trung vào các ý tưởng kinh doanh chất lượng, có khả năng mở rộng ra quốc tế;

- Khám phá, đổi mới hoặc sử dụng các công nghệ mới như công nghệ sâu để giải quyết vấn đề hoặc giải quyết nhu cầu và xác nhận với thị trường;

- Tăng khả năng phục hồi kinh doanh thông qua kiến thức và tiếp xúc.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Lộ trình hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia 2021-2030 (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:33
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:50
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 16:12
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:00
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:03
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:46
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 03:36
Lên đầu trang