Bài học khởi nghiệp
Thứ năm , 18/05/2023, 15:51

Những giải pháp cho lộ trình hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia 2021-2030 (Phần 3)

.

Năm 2021, Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Malaysia (MOSTI) đã khởi động Lộ trình Hệ sinh thái Khởi nghiệp Malaysia (SUPER) 2021-2030 với 16 giải pháp và 5 động lực chính của Hệ sinh thái. Đây là bước đệm để đạt tầm nhìn Malaysia nằm trong Top 20 Hệ sinh thái Khởi nghiệp toàn cầu.

3. Đổi mới sáng tạo

Malaysia đặt mục tiêu tăng GERD/GDP lên 3,5%, tăng từ 1,04% năm 2018; số lượng bằng sáng chế đạt 10.000 vào năm 2030, tăng từ mức 1.182 của năm 2020; tăng số lượng startup lên 5.000 vào năm 2025, tăng so với ước tính năm 2020 khoảng 800 - 1.200 startup; và nằm trong Top 20 về Kết quả Tri thức & Công nghệ trong Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) vào năm 2030, tăng từ vị trí thứ 38 vào năm 2020.

Một hạn chế quan trọng của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Malaysia là thiếu mối liên kết giữa ý tưởng và thương mại hóa. Các startup trong hệ sinh thái chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ và cách nó giúp củng cố các sáng chế của họ và củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Vì vậy, mặc dù Malaysia hỗ trợ tốt cho các startup ở giai đoạn ý tưởng, nhưng con đường dẫn đến thương mại hóa không hoàn toàn rõ ràng và các startup thường gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô. Do đó, Malaysia sẽ tập trung vào thương mại hóa và xác định các lĩnh vực tăng trưởng nhanh. Một trong số đó là công nghệ sâu, nơi những tiến bộ trong lĩnh vực này sẽ mang lại cơ hội đổi mới cho các startup để thúc đẩy tăng trưởng. Đột phá công nghệ, năng lực nghiên cứu và quyền sở hữu trí tuệ là chìa khóa để các startup công nghệ sâu thành công và thúc đẩy thế hệ Kỳ Lân tiếp theo.

Những giải pháp này sẽ tạo ra một luồng kiến thức và đổi mới mở có khả năng đưa đến các giải pháp công nghệ sâu và các mô hình kinh doanh hàng đầu. Để giải quyết vấn đề này, Malaysia tập trung vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ sâu để đạt được giá trị thị trường và cung cấp một lộ trình rõ ràng để thương mại hóa thông qua các chương trình nâng cao và sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái. Để thúc đẩy đổi mới công nghệ sâu đạt được giá trị thị trường, Malaysia đề ra các giải pháp:

(7) Tăng cường các chương trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ sâu của các doanh nghiệp hàng đầu, tập trung vào:

- Xác định, tạo điều kiện và cố vấn cho các startup công nghệ sâu trên toàn quốc nhằm hỗ trợ các doanh nhân có ý tưởng liên quan đến công nghệ trong giai đoạn đầu của nghiên cứu và phát triển (NC&PT) để giảm rủi ro của dự án và cung cấp kiến thức chuyên môn để chứng minh tính khả thi của ý tưởng công nghệ.

- Xây dựng và nâng cao các chương trình hiện có nhằm vào các startup công nghệ sâu. Malaysia sẽ tăng cường các chương trình hiện có như Virtual Deep Tech Bootcamp của MaGIC, nơi cung cấp cho các nhà sáng lập công nghệ cơ hội đi sâu vào việc tinh chỉnh ý tưởng của họ cho các giải pháp kinh doanh sáng tạo khả thi, nhằm tạo ra một sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) phù hợp để thương mại hóa.

- Tăng tốc các startup công nghệ sâu bằng cách tăng các ứng dụng thương mại ngoài NC&PT cũng như tăng bằng sáng chế về công nghệ sâu, đặc biệt là trong các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng, bao gồm: Nông nghiệp, Giáo dục, Khoa học Đời sống và Năng lượng.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Những giải pháp cho lộ trình hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia 2021-2030 (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:33
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:50
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 16:12
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:00
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:03
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:46
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 03:36
Lên đầu trang