Đào tạo
Thứ tư , 11/12/2019, 08:48

Tư Duy Khởi Nghiệp (Effectuation)

Vì sao lại cần trang bị tư duy khởi nghiệp để khai thác hiệu quả nội dung ấn phẩm pháp lý cho khởi nghiệp?

Eric Ries, tác giả cuốn sách “Lean Startup" (Khởi Nghiệp Tinh Gọn) nổi tiếng trên khắp thế giới định nghĩa thế nào là startup:

“Startup là một tổ chức được dấn thân để tạo ra cái gì đó mới trong điều kiện môi trường xung quanh cực kỳ bất ổn & vô định.”

Vì thế, nếu dấn thân vào con đường khởi nghiệp, chúng ta sẽ cần tư duy/cách suy nghĩ phù hợp, đặc thù cho môi trường khởi nghiệp. Rốt cuộc, nội dung trong ấn phẩm là một dạng thông tin được chúng tôi đúc kết từ kinh nghiệm, kiến thức, ... Cách suy nghĩ sẽ chi phối hành động của các bạn trong việc sử dụng nội dung từ ấn phẩm. Tư duy đúng, hiệu quả từ việc khai thác các giá trị từ nội dung ấn phẩm sẽ tốt & đo lường được.

Ở đây, chúng tôi giới thiệu với các bạn tư duy khởi nghiệp mà chúng tôi đã & đang ứng dụng. Tư duy này không hề xa lạ với cộng đồng khởi nghiệp trên thế giới. Với riêng cá nhân, tư duy này đã nhiều lần giúp chúng tôi không “vô tình đóng hộp bộ não" & mở ra cho nhiều cánh cửa về góc nhìn, cơ hội mà chúng tôi tin rằng mình không tài nào nhìn ra nếu không nhờ vào ứng dụng cách suy nghĩ này.

Đó là tư duy khởi nghiệp (Effectuation) do Tiến sĩ Saras Sarasvathy, Darden School of Business, Đại học Virginia, Hoa Kỳ, phát triển.

 

Tiến Sĩ Saras D.Sarasvathy

Theo Ts. Saras Sarasvathy, những nhà khởi nghiệp đúng nghĩa, tinh thông đã rút ra được một bài học đắt giá. Đó là những dự án khởi nghiệp hấp dẫn nhất được tạo ra tại môi trường không gian, trong đó tương lai không những vô định, mà cũng không thể đoán biết trước được. Tuy vậy, các nhà khởi nghiệp vẫn có thể định hình tương lai vốn không thể dự đoán trước. Họ sử dụng những kỹ thuật để giảm thiểu tối đa việc tiên đoán & cho phép họ định hình tương lai. 5 nguyên tắc (effectuation principles) sau tạo thành cách suy nghĩ dành cho nhà khởi nghiệp.

 

Chim trong tay (Bird in hand)

  • Con chim trong tay (Bird in hand) — Hãy bắt đầu với những gì bạn có.

Khi khởi đầu việc xây dựng dự án kinh doanh, hãy bắt đầu với những gì bạn có: tôi quen biết ai, tôi có kiến thức gì, tôi là ai. Sau đó, nhà khởi nghiệp mường tượng các viễn cảnh xuất phát từ những gì mình có.

Thay vì: đặt ra mục tiêu, rồi đi tập hợp phương tiện/nguồn lực để thực hiện mục tiêu.

 

Thiệt hại có thể chấp nhận được (Affordable loss)

  • Thiệt hại chấp nhận được (Affordable loss) — Tập trung những rủi ro mang tính mặt trái của vấn đề

Nhà khởi nghiệp giới hạn rủi ro bằng cách hiểu rõ mình có thể sẽ mất gì ở từng giai đoạn, thay vì đi theo kiểu được ăn cả, ngã về không. Họ chọn mục tiêu & hành động trong đó được & mất cùng tồn tại, nhưng được nhiều hơn mất.

Thay vì: nhắm đến phần kết quả thu được gì, sau đó tìm cách tối thiểu hoá các rủi ro liên quan.

 

Nước chanh (Lemonade)

  • Nước chanh (Lemonade) — Tận dụng những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên

Nhà khởi nghiệp mời gọi, chào đón những yếu tố bất ngờ. Thay vì ngồi phân tích, soạn thảo kịch bản “nếu — thì” để đối phó trường hợp xấu nhất xảy ra. Hãy xem tin xấu, hay ngạc nhiên là những tín hiệu để tạo thị trường mới.

Thay vì: nỗ lực giảm thiểu tối đa các kết quả ngoài dự liệu.

Chắp vá miếng chăn (Patchwork quilt)

  • Chắp vá miếng chăn (Patchwork quilt) — Tạo lập quan hệ đối tác

Nhà khởi nghiệp hãy xây dựng & tự chọn cho mình các “đối tác/cộng sự”. Qua việc có được sự cam kết từ những cộng sự/đối tác này ngay từ lúc sơ khai của dự án kinh doanh, startup giảm thiểu sự bất ổn, cùng tạo ra thị trường mới với những người thật sự quan tâm.

Thay vì: chú trọng vào phân tích cạnh tranh & cho rằng đối thủ là kẻ thủ chúng ta phải cạnh tranh, ganh đua.

 

Phi công trên máy bay (Pilot on the plane)

  • Phi công trên máy bay (Pilot on the plain) — Kiểm soát vs tiên đoán

Bằng cách tập trung vào những việc mình có thể kiểm soát, nhà khởi nghiệp biết rằng những hành động của mình sẽ dẫn đến những kết qua mong muốn. Cách nhìn ra thế giới theo triết lý effectuation dựa vào niềm tin trong đó tương lai không phải do tìm kiếm hay tiên đoán, mà do được tạo ra.

Thay vì: mặc nhiên chấp nhận hiện trạng thị trường sẽ định hình tương lai.

**: Bài viết có sử dụng hình ảnh & tư liệu từ “Society for Effectual Action".

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Tư Duy Khởi Nghiệp (Effectuation) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang