Doanh nhân
Thứ hai , 06/05/2019, 08:17

Gặp gỡ 19 cựu nhân viên Facebook đang dẫn đầu những tập đoàn startup nổi tiếng nhất trên thế giới

Trò chuyện với một vài cựu nhân viên của Facebook về công ty hiện tại của họ - và họ đã học được những gì lúc làm việc ở mạng xã hội khổng lồ này.

Ashish Thusoo và Joydeep Sen Sarma, hai cựu nhân viên Facebook đang hỗ trợ khách hàng trong việc xử lý an toàn dữ liệu với Qubole.

Các nhà đồng sáng lập của Qubole, Asish Thusoo và Joydeep Sen Sarma, gia nhập Facebook từ rất sớm – tầm năm 2007 – và phải hỗ trợ trong việc tái dựng lại dữ liệu Facebook. Thành quả được dùng để thúc đẩy sự phát triển của Facebook.

“Khoảng thời gian đó, Facebook chưa hùng mạnh như bây giờ,” Ashish Thusoo chia sẻ với Business Insider. “Facebook giống như là một công ty sản phẩm hơn. Việc thiết kế sản phẩm lúc đó chưa có sự xuất hiện của dữ liệu.”

 Ashish Thusoo nhận ra rằng dẫu cho với tất cả nguồn tài nguyên của nó, việc xây dựng nên một cơ sở dữ liệu hiện đại cũng không hề dễ dàng gì, thậm chí đối với một công ty lớn như Facebook. Với phần lớn các công ty khác thì việc này sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Với suy nghĩ đó, anh quyết định sẽ giúp đỡ các công ty xây dựng nền tảng để bảo đảm an ninh dữ liệu, dẫu cho họ không phải là những công ty lớn như Facebook hay Google.

Sau khi rời khỏi Facebook vào năm 2011, họ thành lập nên công ty  cung cấp giải pháp, nền tảng quản lý dữ liệu hạ tầng đám mây phục vụ phân tích là Qubole.

“Một điều quan trọng đối với chúng tôi là khi ở Facebook, chúng tôi đã may mắn chứng kiến được dữ liệu có thể làm gì cho một công ty,” Ashish Thusoo chia sẻ. “Nếu bạn hình dung ra một  hạ tầng có thể giúp công ty hoạt động dựa trên dữ liệu và tiếp tục con đường phát triển như thế nào. Đó là cách Facebook hoạt động và đưa Facebook lên tầm cao mới… Chúng tôi lại muốn tạo nên một sự ảnh hưởng bằng cách đem hạ tầng này tới cho mọi người khác.”

Qubole hiện đang làm việc với những khách hàng như Expedia. Công ty có 350 nhân viên và đã thu được 87 triệu USD.

Qubole hiện đang làm việc với những khách hàng như Expedia. Công ty có 350 nhân viên và đã thu được 87 triệu USD.

Ashish Thusoo tới giờ vẫn ngưỡng mộ triết lý “move fast – break things” của Facebook và gọi mạng xã hội này là “người tiên phong”.

Venkat Venkataramani và Dhruba Borthakur, các nhà đồng sáng lập của công cụ phân tích bộ dữ liệu Rockset, cảm thấy quá thư thả khi làm việc ở Facebook.

Vào tháng 11 -2018, startup tìm kiếm và phân tích có tên là Rockset đã được giới thiệu với công chúng.

CEO và CTO của công ty, Venkat Venkataramani và Dhruba Borthakur, trước đó đã làm việc cho Facebook với nhiệm vụ quản lý dữ liệu trực tuyến của cơ sở hạ tầng. Nhưng Venkat chia sẻ rằng anh đã nghỉ việc do đã bắt đầu thấy quá thoải mái.

Vài tháng sau khi nghỉ việc, anh quyết định thành lập nên một startup sẽ hỗ trợ các công ty trong việc xây dựng các data product.

 “Lý do tôi nghỉ việc là để khiến cho bản thân mình thấy không thoải mái” Venkat chia sẻ với Business Insider. “Khi rời đi, trong đầu tôi đã hình dung được đâu là những vấn đề quan trọng cần được giải quyết.”

Venkat bảo rằng từ ngày công bố Rockset, anh “rất, rất vui” khi thấy sự đón nhận từ thị trường. Hiện giờ công ty đang tập trung vào việc phát triển sản phẩm, tuyển dụng và đánh giá lại kinh doanh của mình. Họ vừa công bố một dịch vụ đám mây cho phép các nhà thiết kế và chuyên gia phân tích dữ liệu làm việc với những bộ dữ liệu phức tạp vào tháng 3 vừa qua. Hiện công ty có 17 nhân viên và thu về được 21,5 triệu USD.

Giovanni Coglitore là một “serial entrepreneur” (doanh nhân thành lập công ty mới sau khi sở hữu nhiều doanh nghiệp trước đó) và cựu chuyên gia về cơ sở hạ tầng của Facebook, cũng như là người đứng đầu startup dữ liệu đám mây RStor.

Nhiều cựu nhân viên Facebook chuyển sang làm chủ doanh nghiệp mà trong quá khứ chưa từng sở hữu công ty nào – nhưng Giovanni Coglitore là một ngoại lệ.

Ông thành lập công ty đầu tiên của mình, Rackable Systems, khoảng 10 năm trước khi gia nhập đế chế phát triển với tốc độ chóng mặt của Mark Zuckerberg vào năm 2010. Sau khi nghỉ việc vì lý do gia đình vào năm 2015, ông thành lập nên một startup nữa – sau này được mua lại bởi Sony. Tới năm 2017, ông khởi nghiệp công ty hiện giờ của mình: RStor.

Startup với 45 nhân viên này hỗ trợ cho các công ty trong việc gom các thiết bị đám mây họ đang sử dụng thành chung 1 gói và kết nối nó với các trung tâm siêu máy tính. Công ty đã thu được 45 triệu USD từ vốn bên ngoài từ lúc mới khởi đầu, và hiện đang có khách hàng ở các mảng như quốc phòng, cửa hàng bán lẻ, khoa học đời sống và giải trí.

Coglitore làm việc trong mảng cơ sở hạ tầng khi còn ở Facebook, điều hành đội ngũ kỹ sư phần cứng vào những ngày đầu của dự án Open Compute Project.

“Hồi mới gia nhập Facebook, tôi cảm thấy đó là một nơi rất thú vị và tôi rất vinh hạnh khi được làm việc ở đó. Muốn có được một công việc ở đó, bạn phải ở trên một đỉnh cao nhất định – có thể nó là một trong những công việc khó lấy nhất hành tinh này, và đối thủ của mình cạnh tranh tới mức khó thể tin,” ông nói. “Ở đó có một cảm giác như, chúng ta là bất bại, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì.”

“Hồi mới gia nhập Facebook, tôi cảm thấy đó là một nơi rất thú vị và tôi rất vinh hạnh khi được làm việc ở đó. Muốn có được một công việc ở đó, bạn phải ở trên một đỉnh cao nhất định – có thể nó là một trong những công việc khó lấy nhất hành tinh này, và đối thủ của mình cạnh tranh tới mức khó thể tin,” ông nói. “Ở đó có một cảm giác như, chúng ta là bất bại, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì.”

Ông bảo công ty đã dạy cho ông biết về giá trị của lợi ích nhân viên: Ở Rackable Systems rất thận trọng và giản dị, nhưng cách chi tiền “táo bạo” của Facebook cho lợi ích nhân viên như đồ ăn miễn phí và tiện nghi ở chỗ làm có nghĩa rằng “mọi người đều hợp tác cùng nhau vào mọi thời điểm,” và từ đó ông đã đưa cách làm việc này vào hai công ty mới nhất của mình.

Ông khuyên các startup tương lai đừng nên dùng nơi làm việc hiện tại của mình làm nền tảng cho việc khởi nghiệp: “Bạn đã thực hiện được mục tiêu ở nơi làm việc hiện tại chưa? Tôi nghĩ việc sử dụng công ty làm bàn đạp vì mục đích cá nhân là không đúng.”

Tim Campos và Burc Apat đang tạo ra một chiếc lịch thông minh ở Woven.

Tim Campos đã làm việc với tư cách là giám đốc công nghệ thông tin của Facebook cho tới khi nghỉ việc vào năm 2016. Ngày nay, với tư cách là CEO của startup Woven, Tim Campos đang cố giúp đỡ người dùng quản lý thông tin của mình tốt hơn bằng cách sử dụng phần mềm đồng bộ hóa lịch và email của họ, như vậy giúp họ lên kế hoạch cho mỗi ngày.

Trước đó anh chia sẻ “Đây giống như một đứa con của Google Docs, Google Maps và Google Calendar vậy.”

Sau nhiều năm làm việc bí mật, anh công bố doanh nghiệp vào tháng 11 -2018 với nhà đồng sáng lập Burc Arpat, cũng là một cựu nhân viên Facebook và bây giờ là CTO của Woven. Rời khỏi Facebook vào năm 2016 – “trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ” – là một quyết định khó khăn, Tim Campos chia sẻ: “Viễn tưởng lúc đó như Facebook sắp chiếm đóng cả vũ trụ vậy. Rời khỏi việc làm đó vì một cơ hội thành lập nên startup như Woven là một quyết định vô cùng liều lĩnh và khó khăn.”

Hiện giờ công ty đang nhắm vào những người dùng cá nhân, song họ cũng có hứng thú trong việc bán sản phẩm của mình cho những công ty lớn, và đang bắt đầu suy nghĩ về một hướng đầu tư để có thể thực thi ý định này.

Với trụ sở ở thành phố Mountain View, bang California, công ty hiện có một tá nhân viên và khoảng tiền vốn đầu tiên (sau các nhà sáng lập) là 4,8 triệu USD.

Avinash Lakshman, nhà đồng sáng lập của cơ sở dữ liệu Cassandra ở Facebook, hiện đang dẫn đầu một startup quản lý dữ liệu có tên là Hedvig.

Khi còn làm việc ở Facebook, Mark Zuckerberg có một nhiệm vụ cho Avinash Lakshman: Hãy tìm ra cách để người dùng có thể tìm kiếm tin nhắn của mình.

Để có thể có câu trả lời, kỹ sư phần mềm đã tạo ra Cassandra – một cơ sở dữ liệu nguồn mở sau này sẽ được các sáng lập viên yêu thích.

Sau 4 năm làm việc ở Facebook, vào năm 2011, Avisha tận dụng những gì anh đã học được ở Facebook và bắt đầu khởi nghiệp, thành lập nên Hedvig – một startup quản lý dữ liệu.

“Tôi cảm giác như những gì tôi tạo ra… đã cho tôi dụng cụ để tái tạo lại mảng quản lý dữ liệu.” anh chia sẻ.

Gần 7 năm sau đó, Hedvig hiện có 50 nhân viên và đã thu về được 52 triệu USD vốn bên ngoài. Chưa hẳn được gọi là đem về lợi nhuận, nhưng anh nói “rồi chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu.”

Đối với những ai đang cân nhắc vào công việc khởi nghiệp, lời khuyên của anh vô cùng đơn giản: “Hãy trở nên thoải mái với việc không thoải mái.”

Anh nói thêm: “Sẽ có rất nhiều lúc thăng trầm… hãy ở bên cạnh những người thông minh hơn và tài giỏi hơn.”

Rousseau Kazi, cựu quản lý sản xuất của Facebook, hiện đang tạo nên Threads – một đối thủ cho ứng dụng Workplace của Facebook.

Tinh thần doanh nhân của Rousseau Kazi đã khiến anh rơi vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với sếp cũ của mình. Cựu quản lý Facebook bây giờ là CEO của Threads, một ứng dụng nơi làm việc hỗ trợ cho nhân viên trong việc liên lạc lẫn nhau – rất giống với Workplace của Facebook.

Kazi gia nhập Facebook khi là một thực tập sinh vừa tốt nghiệp đại học (đại học Berkley, chuyên ngành khoa học máy tính) vào năm 2011. Và đã làm việc ở đó trong 6 năm cho tới nghỉ việc vào tháng 4 – 2017 để đồng sáng lập ra Threads.

Anh cùng đồng đội đã âm thầm phát triển Threads trong hai năm trước khi chính thức công bố doanh nghiệp vào tháng 2 – 2019,  với số vốn là 11,5 triệu USD, từ Sequoia Capital và nhiều người khác.

Rousseau Kazi cho rằng Threads không hề giống với Workplace, vì mục đích cụ thể để tạo ra nó là cho việc liên hệ với nhau một cách chuyên nghiệp ở chỗ làm, trong khi đó, đối thủ của nó không khác gì một phiên bản được tái tạo và làm mới của chính Facebook. Những khách hàng sớm nhất của công ty gồm có startup thẻ tín dụng Brex và công ty mỹ phẩm Glossier.

Avery Jay

Theo Doanhnhanplus.vn

 

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Gặp gỡ 19 cựu nhân viên Facebook đang dẫn đầu những tập đoàn startup nổi tiếng nhất trên thế giới tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang