Tin tức
Thứ sáu , 02/06/2023, 00:00

Áp dụng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp EU (Phần 3)

.

Đến với phần 3, bài viết tiếp tục giới thiệu về phần tiếp theo của Dữ liệu về việc áp dụng Công nghiệp 4.0 ở EU.

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu đều đề ra các biện pháp an ninh mạng đơn giản như cập nhật phần mềm liên tục (87%), xác thực thiết bị bằng mật khẩu mạnh (77%) cũng như liên tục thực hiện sao lưu ở các vị trí riêng biệt bao gồm sử dụng giải pháp đám mây (76%). Chỉ một số công ty tuyên bố rằng họ đã áp dụng các biện pháp an ninh mạng tinh vi hơn như kiểm tra bảo mật (36%) hoặc đánh giá rủi ro (34%) và chỉ 9,5% công ty triển khai các phương pháp sinh trắc học để nhận dạng và xác thực người dùng.

Về điện toán đám mây, dữ liệu của Eurostat cho thấy năm 2018, 26% công ty EU tuyên bố rằng họ đã truy cập dịch vụ điện toán đám mây. Năm 2020, con số này tăng 12%, đạt 36% doanh nghiệp EU sử dụng điện toán đám mây. Hầu hết các công ty tuyên bố rằng họ thường sử dụng đám mây cho e-mail và lưu trữ tệp ở dạng điện tử. Đồng thời, giữa các nước EU có những khác biệt lớn. Tại các nước phía Bắc như Phần Lan (75%), Thụy Điển (70%), Đan Mạch (67%), trên 60% doanh nghiệp cho biết thường xuyên sử dụng điện toán đám mây. Ngược lại, ở Hy Lạp (17%), Rumani (16%) và Bulgari (11%), chưa đến 20% công ty thường xuyên sử dụng các dịch vụ dựa trên đám mây.

Hầu hết các công ty sử dụng dịch vụ điện toán đám mây đều hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (71%). Đối với tất cả các ngành kinh tế khác, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây dao động từ 27% đến 43%. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất có mức tăng cao nhất (+19%) trong việc sử dụng điện toán đám mây so với năm 2018.

Một yếu tố liên quan khác thể hiện sự khác biệt đáng kể giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc sử dụng điện toán đám mây: 65% công ty thuê 250 nhân lực trở lên sử dụng điện toán đám mây, tăng 12% so với năm 2018 trong khi chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyên bố họ sử dụng điện toán đám mây vào năm 2020. Tuy nhiên, cả doanh nghiệp vừa và nhỏ đều ghi nhận mức tăng 12% so với năm 2018, lần lượt đạt 33% và 46%.

In 3D hay "sản xuất đắp dần", đề cập đến việc sử dụng các máy in của chính công ty, hoặc thông qua thuê ngoài bằng cách sử dụng các dịch vụ in 3D do các công ty khác cung cấp để tạo ra các vật thể vật lý ba chiều sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

Đón xem phần tiếp theo của bài viết Áp dụng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp EU.

 

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Áp dụng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp EU (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang