Tin tức
Thứ hai , 27/09/2021, 03:10

Bengaluru xếp hạng thứ 23 trong danh sách hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu; Delhi giữ vị trí thứ 36

.
  • Delhi đứng hạng thứ 36, bám sát vị trí của Melbourne, Bern-Geneva và Dublin
  • Mumbai tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp mới nổi toàn cầu trước các thành phố lớn như Copenhagen, Jakarta, Quảng Châu và Barcelona.
  • Với 26 tỷ đô la Mỹ huy động được trong tám tháng đầu tiên, tổng vốn đầu tư vào các startup Ấn Độ trong 2021 đã cao gấp đôi so với số vốn tài trợ hàng năm cao nhất được ghi nhận là 13.2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017.

Báo cáo hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu (GSER) 2021 từ Startup Genome và Mạng lưới Khởi nghiệp toàn cầu (GEN) cho biết Bengaluru xếp hạng thứ 23, cao hơn so với hạng 26 vào năm 2020 trong bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.

Delhi xếp hạng thứ 36, bám sát vị trí của Melbourne, Bern-Geneva và Dublin.

Nguồn: Báo cáo hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2021

Mumbai vẫn duy trì vị trí xếp hạng trong top những hệ sinh thái khởi nghiệp mới nổi hàng đầu thế giới trước những thành phố như Copenhagen, Jakarta, Quảng Châu và Barcelona. Thành phố này dẫn đầu về những chỉ tiêu như: số lượng startup trong hệ sinh thái có hiệu suất hoạt động tốt, huy động vốn dễ dàng và chỉ tiêu về khả năng tiếp cận nhân tài.

Báo cáo cho thấy, nhiều hệ sinh thái ở châu Á hoạt động tốt nhờ vào chi phí của nhân tài về công nghệ. Chennai, Mumbai, Bengaluru (Karnataka) và Delhi cũng chứng tỏ được khả năng tiếp cận nhân tài mạnh mẽ và các giải pháp mang lại chất lượng cao, cũng như São Paulo thuộc châu Mỹ La-tinh.

Chỉ trong năm 2021, có 26 startup ở Ấn Độ đã trở thành kỳ lân khởi nghiệp. Với 26 tỷ đô la Mỹ huy động được trong 8 tháng đầu năm, tổng số vốn đầu tư vào các startup Ấn Độ trong năm 2021 đã cao gấp 2 lần so với số vốn huy động hằng năm cao nhất mà nước này huy động được là 13.2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017.

Trong nửa đầu năm 2021 (từ tháng 01-6/2021), các startup Ấn Độ đã huy động được 10.8 triệu đô la Mỹ từ 614 thỏa thuận gọi vốn, và 338 thương vụ đã được ghi nhận sau đó, từ ngày 01/7 đến 30/8/2021, trung bình mỗi ngày có hơn 5 thương vụ được ghi nhận.

Tác động của đại dịch đối với hệ sinh thái VC Ấn Độ - Trung Quốc

Theo Hiệp hội Đầu tư Mạo hiểm Quốc gia, đến năm 2020, tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào Mỹ đã giảm từ 84% xuống còn 51%. The GlobalData, tại Trung Quốc, nơi đang có nền kinh té phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, các khoản đầu tư dần tăng trưởng ổn định, đạt hơn 37 tỷ đô la Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2021.

“Trước đại dịch, các doanh nghiệp công nghiệp ở cả hai quốc gia này đều đang phát triển bùng nổ, số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc vào năm 2018 đã đạt mức cao nhất, chiếm gần 80% tổng (vốn đầu tư) các công ty khởi nghiệp tại châu Á, và ở Ấn Độ, con số này đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2020 với tỷ lệ gần 30%. Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc giảm khoảng 40% trong nửa đầu năm 2020 nhưng sau đó đã phục hồi hoàn toàn. Trong khi đó Ấn Độ lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề của biến thể Delta. Tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup ở Ấn Độ trong nửa đầu năm 2020 đã giảm gần 50% so với năm ngoái” Paul Ark, cố vấn của Gobi Partners, một tổ chức VC toàn cầu đã viết.

Ông cho biết thêm, Ấn Độ đang dần bắt kịp tốc độ phát triển của Trung Quốc, họ đầu tư mạnh vào các ngành hàng tiêu dùng như: bách hóa, vận chuyển thức ăn, gaming và công nghệ giáo dục.

Nền kinh tế khởi nghiệp toàn cầu đã tạo ra mức giá trị hơn 3.8 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020, nhiều hơn GPD của hầu hết các nền kinh tế thuộc G7. Họ hiện đang có 79 hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo ra giá trị hơn 4 tỷ đô la Mỹ, cao gấp con số được xác định vào năm 2017.

Hoạt động dân chủ hóa công nghệ đã tạo ra hơn 540 tỷ đô la Mỹ trong top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp mới nổi trong giai đoạn từ 2018 đến nửa đầu năm 2020, tăng 55% so với giai đoạn từ 2017 đến nửa đầu 2019.

Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

Báo cáo hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu #GSER2021 xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên 7 yếu tố thành công, trong đó có hiệu suất hoạt động và lực lượng nhân tài. Bất chấp một năm với nhiều biến động, những hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu thuộc top 5 hệ sinh thái hàng đầu thế giới vẫn giữ vững vị trí của mình, trong đó Thung lũng Sillicon đứng ở vị trí đầu tiên, tiếp đến là các thành phố New York và Luân Đôn giữ vững vị trí thứ nhì trong suốt hai năm liên tiếp. Bắc Kinh và Boston lần lượt giữ các vị trí thứ tư và thứ năm.

Bắc Mỹ tiếp tục chiếm ưu thế trên bảng xếp hạng toàn cầu, với 50% hệ sinh thái thuộc top 30 đến từ khu vực này, tiếp đến là khu vực châu Á chiếm 27% và châu  u chiếm 17% các hệ sinh thái có chỉ số hoạt động tốt nhất toàn cầu. Tokoyo - Nhật Bàn là ứng viên mới góp mặt trong top 10 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, giữ vị trí thứ 9, tăng 6 bậc so với năm 2020.

Trong top 40 hệ sinh thái hàng đầu, có 4 hệ sinh thái thăng hạng. Philadelphia tăng trưởng ấn tượng với 15 bậc từ hạng 43 vào năm ngoái lên hạng 28, trong khi Toronto-Waterloo, Seoul, và Montreal tăng 4 bậc, lần lượt giữ các thứ hạng 14, 16 và 35.

Theo Romita Majumdar

inc42.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Bengaluru xếp hạng thứ 23 trong danh sách hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu; Delhi giữ vị trí thứ 36 tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang