Tin tức
Thứ hai , 29/03/2021, 09:00

Cần khai thông chính sách cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

.

Do gặp nhiều vướng mắc trong quá trình khởi nghiệp, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong thời gian qua vẫn chưa thể phát triển và khỏe mạnh như mục tiêu đề ra.

Ngày 27/03, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Đà Nẵng (Songhan Incubator) phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng và Đại học Kinh tế Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Cơ chế đặc thù hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo địa phương: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Đà Nẵng”. Hội thảo diễn ra với sự chỉ đạo của ISEV - Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) với các nội dung về vai trò và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại TP. Đà Nẵng.

Thông qua Hội thảo, các đơn vị liên quan tìm cách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng như các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). Bởi lẽ, trong bối cảnh hiện tại vẫn còn quá nhiều vướng mắc cản bước các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển.

Ông Lý Đình Quân – Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Đà Nẵng cho biết lĩnh vực đổi mới sáng tạo có hàm lượng trí tuệ và công nghệ rất cao. Do đó, việc thực thi, thương mại hóa vấn đề đó ra thị trường là một chuỗi dài những hoạt động. Bên cạnh đó, tư duy, quản lý nhà nước vẫn chưa bền chặt, việc chưa nhận thức được tầm quan trọng của ĐMST dẫn đến khó triển khai các cơ chế chính sách khả thi.

Ông Lý Đình Quân – Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Đà Nẵng cho biết hiện nay vẫn có rất nhiều vướng mắc trong việc phát triển khởi nghiệp sáng tạo.

“Tư duy lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trọng việc khai thông các cơ chế chính sách. Như  Đà Nẵng trước đây đã triển khai chính sách hỗ trợ 5 năm trước, nhưng việc thực thi chính sách chỉ mới được 2 năm qua, còn những năm trước lại chỉ toàn nhìn nhau”, ông Lý Đình Quân nói.

Cũng theo ông Quân, hiện nay vẫn có rất nhiều vướng mắc trong việc phát triển khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo là vấn đề đầu tiên, Do đó không thể huy động được nhiều chuyên gia, không có cách thức quản lý, khai thông trí tuệ do đó không thể triển khai được chính sách.

“Không đặt ra được mục tiêu, không có phương án khả thi, nguồn lực,... hầu như đều lúng túng trong công việc triển khai các chính sách. Bên cạnh đó, văn hóa đổi mới sáng tạo vẫn còn rất yếu trong bộ máy lãnh đạo. Người làm công tác quản lý không có tinh thần doanh nhân nhưng lại có tư duy quản lý, kiểm soát nên rất khó tiếp cận với doanh nghiệp. Vì thế, làm sao để lãnh đạo thay đổi văn hóa, tư duy, công việc minh bạch, không còn lợi ích nhóm nữa thì mọi cơ chế chính sách mới có thể dễ dàng được khơi thông. Doanh nghiệp cũng từ đó dễ dàng tiếp cận và phát triển”, ông Quân nói thêm.

Ông Võ Văn Chi – Đại diện Trung tâm dịch vụ tổng hợp khu công nghệ cao Đà Nẵng cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay vẫn thiếu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ dự án/ý tưởng, thiếu chuyên gia đào tạo cũng như  gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ các quỹ đầu tư.

Ngoài ra, vị này còn cho rằng những người làm công tác quản lý nhà nước cần phải xem doanh nghiệp là người đồng hành, là người làm giàu cho địa phương, không phải là đối tượng để quản lý, kiểm soát, thanh tra. Khi doanh nghiệp gặp vướng mắc thì cần được tháo gỡ kịp thời có như thế hệ sinh thái doanh nghiệp đặc biệt là danh nghiệp khởi nghiệp mới có thể phát triển vững mạnh được.

Cùng trao đổi tại Hội thảo, ông Võ Văn Chi – Đại diện Trung tâm dịch vụ tổng hợp khu công nghệ cao Đà Nẵng thông tin trong giai đoạn mới, TP. Đà Nẵng chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao (CNC) gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp. Đồng thời, Khu CNC phải trở thành khu đô thị sáng tạo - khoa học- công nghệ đẳng cấp quốc tế, có sức cạnh tranh cao. 

Ông Chi cho biết, thời gian qua, khu CNC đã hỗ trợ điều kiện về cơ sở vật chất, văn phòng, nhà xưởng thử nghiệm sản phẩm mẫu. Đồng thời, Trung tâm cũng tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp,  tổ chức các hoạt động tư vấn pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký sản phẩm và hỗ trợ startup xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư, nhà tài trợ, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

PGS.TSKH Phạm Đức Chính – Trường Đại học kinh tế Luật TP. HCM nhận định doanh nhân khởi nghiệp ĐMST và startup – chủ thể chính của hệ sinh thái tại Đà Nẵng vẫn còn ít, chất lượng không cao.

“Với mong muốn hỗ trợ các dự án khởi nghiệp công nghệ cao, Trung tâm DVTH đang xây dựng và hoàn thiện mạng lưới chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp công nghệ lớn và cơ sở đào tao cùng đóng góp, hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp đi tới thành công. Đồng thời tổ chức tuyển chọn các dự án ươm tạo doanh nghiệp CNC năm 2021. Song song, hoàn thiện quy chế hoạt động ươm tạo doanh nghiệp CNC”, ông Võ Văn Chi thông tin.

Ngoài ra, Trung tâm cũng tổ chức hội thảo, các hoạt động kết nối quỹ đầu tư thiên thần/ nhà đầu tư/ các tổ chức có liên quan về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo CNC. Thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Khu CNC Đà Nẵng, giai đoạn  2020-2025, tầm nhìn  2030.

Tuy nhiên, ông Chi cũng cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay vẫn thiếu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ dự án/ý tưởng, thiếu chuyên gia đào tạo cũng như  gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ các quỹ đầu tư.

“ Do đó, cần xây dựng, hoàn thiện quy trình ươm tạo phù hợp với điều kiện của Khu CNC Đà Nẵng, hỗ trợ chuyên gia về đào tạo và tư vấn. Đồng thời,  hỗ trợ kết nối và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư, quỹ đầu tư đến với Khu CNC Đà Nẵng”, ông Võ Văn Chi nêu đề xuất.

Hội thảo “Cơ chế đặc thù hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo địa phương: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Đà Nẵng”  tìm cách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại địa bàn thành phố cũng như các cơ chế chính sách hỗ trơ.

Tại Hội thảo, PGS.TSKH Phạm Đức Chính – Trường Đại học kinh tế Luật TP. HCM nhận định doanh nhân khởi nghiệp ĐMST và startup – chủ thể chính của hệ sinh thái tại Đà Nẵng vẫn còn ít, chất lượng không cao. Ngoài ra, việc ươm tạo, tăng tốc và tư vấn vẫn còn quá độc lập, quy mô hạn chế do thiếu nguồn lực và thiếu các dự án đầu vào

“Ngoài ra, việc đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần không coi Đà Nẵng là thị trường tiềm năng, không hiện diện ở Đà Nẵng (do thiếu startup có chất lượng). Doanh nghiệp công nghệ quy mô lớn không đầu tư vào Đà Nẵng hoặc không kết nối với hệ sinh thái ĐMST của thành phố”, ông Chính thông tin.

Vì thế, ông Phạm Đức Chính đề xuất cần có đơn vị quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Trong đó, đơn vị quản lý trực tiếp hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ các đối tác thực hiện chức năng hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST. Hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng công nghệ, thương mại hóa các công nghệ được phát triển từ Hệ sinh thái ĐMST thành phố Đà Nẵng và nơi khác. Đây cũng sẽ là đầu mối, cơ chế một cửa thực hiện các thủ tục hành chính cho các thành viên.

Tuấn Vy

Theo khoinghiep.org.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Cần khai thông chính sách cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang