Tin tức
Thứ hai , 15/04/2024, 00:00

Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trung Quốc

.

Các chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (HSTKN ĐMST) của Trung Quốc có thể được chia thành ba nhóm: phát triển hệ sinh thái đầu tư khởi nghiệp ĐMST; cải thiện môi trường thể chế thuận lợi cho sự phát triển của HSTKN ĐMST; và chính sách nguồn nhân lực. Để thực thi những nhóm chính sách này, Chính phủ Trung Quốc sử dụng một số công cụ như chính sách tài chính, hỗ trợ vốn đầu tư, ưu đãi thuế, định hướng chương trình giáo dục đào tạo, hoàn thiện pháp luật, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.

Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ HSTKN ĐMST

Môi trường hỗ trợ phát triển HSTKN ĐMST của Trung Quốc bao gồm nhiều thành tố như hệ thống pháp luật, chính sách, hệ thống tài chính, các tchức thúc đẩy phát triển HSTKN ĐMST… Một số chính sách nổi bật mà Chính phủ Trung Quốc đã triển khai:

Thứ nhất, xây dựng môi trường thể chế thuận lợi thông qua hệ thống các chiến lược, chương trình, chính sách quốc gia về khởi nghiệp và ĐMST. Về mặt quan điểm chiến lược, ĐMST được xác định là động lực tăng trưởng căn bản của Trung Quốc và là trụ cột chiến lược trong hệ thống kinh tế hiện đại của nước này, vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mục tiêu khởi nghiệp và ĐMST. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang theo đuổi các chiến lược phát triển mới, từ “Sản xuất tại Trung Quốc” sang “Do Trung Quốc Sáng tạo” (Made in China - Created by China), đưa Trung Quốc từ một “công xưởng sản xuất của thế giới” trở thành “thế lực công nghệ/ĐMST hàng đầu của toàn cầu”. Tham vọng này được thể hiện qua “Chiến lược Sản xuất tại Trung Quốc 2025” (MIC 2025), Sáng kiến Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về số hóa quốc gia, ĐMST...

Bảng 1. Các chính sách phát triển HSTKN ĐMST của Trung Quốc.

Ví dụ, để thực hiện 9 mục tiêu ưu tiên của MIC 2025 về phát triển sản xuất, Trung Quốc tập trung vào 5 dự án trọng điểm, trong đó, có dự án thành lập các trung tâm ĐMST công nghiệp (xây dựng 15 trung tâm vào năm 2020 và 40 trung tâm vào năm 2025). Kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc cũng xác định khởi nghiệp và ĐMST trên diện rộng sẽ là động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, Kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 14 tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của Internet và các phần mềm công nghiệp, qua đó, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu phải xây dựng các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số và thành lập các startup công nghệ.

Kết thúc phần 1 của bài viết “Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trung Quốc”, phần 2 bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu về phương thức tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ HSTKN ĐMST.

 

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trung Quốc tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang