Tin tức
Thứ hai , 15/04/2024, 00:00

Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trung Quốc (Phần 3)

.

Đến với phần này, bài viết sẽ giới thiệu phần còn lại của phướng thức tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ HSTKN ĐMST của chính phủ Trung Quốc.

Tầm nhìn của Sáng kiến này là nuôi dưỡng và cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy dân chủ hóa các tiến bộ khoa học, công nghệ và ĐMST tạo điều kiện để bất cứ cá nhân nào cũng có thể hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Các khoản đầu tư lớn của chính phủ đã được dành để mở rộng những không gian sáng chế này. Kết quả là, chỉ sau hai năm thực thi, tính tới cuối năm 2017, đã có khoảng 5.739 không gian sáng chế được thành lập với tổng diện tích 25 triệu m2, đạt mức tăng trưởng 33% so với năm 2016. Không gian sáng chế này đã tạo ra hơn 1 triệu cơ hội việc làm, phục vụ tới 410.000 công ty và nhóm khởi nghiệp, cũng như ươm mầm cho 87.000 doanh nghiệp mới được đăng ký tại đây.

Tuy nhiên, mô hình không gian sáng chế của Trung Quốc có những nét đặc trưng riêng so với các mô hình trên thế giới: i) Các không gian sáng chế của Trung Quốc được tổ chức theo hình thức “từ trên xuống” thay vì “từ dưới lên”, nghĩa là những không gian này được thành lập, vận hành và quản lý bởi chính phủ, được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nhân; ii) Nếu như đối tượng mà các không gian sáng chế trên thế giới hướng tới là tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và trình độ thì các không gian sáng chế của Trung Quốc lại tập trung ưu tiên tới nhóm sinh viên của các trường đại học, nhất là nhóm đang theo học các chuyên ngành về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) - đội ngũ doanh nhân trẻ tương lai.

Bên cạnh những không gian sáng chế, không gian làm việc chung (co-working space) cũng là nơi các cá nhân chia sẻ và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp, đồng thời giải quyết bài toán về chi phí thuê văn phòng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mới. Hình thức của các không gian làm việc chung trên thế giới hiện nay và ở Trung Quốc tương đối đa dạng, từ các tòa nhà văn phòng có diện tích lớn cho tới một căn hộ chung cư, hoặc thậm chí có thể chỉ là một quán cafe. Trong những năm qua, các không gian làm việc chung ở Trung Quốc không ngừng được mở rộng và thị trường không gian làm việc chung của Trung Quốc cũng được đánh giá là đang duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Thành tích này đạt được là nhờ những chính sách khuyến khích khởi nghiệp và ĐMST của Chính phủ Trung Quốc, kèm theo đó là các chương trình ưu đãi về thuế, thủ tục đăng ký doanh nghiệp… Các không gian làm việc chung cũng được coi là một hình thức của vườn ươm khởi nghiệp.

Thứ ba, hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Trung Quốc được giảm trừ 20% thuế thu nhập doanh nghiệp, thấp hơn 5% so với mức thuế thông thường. Ngoài ra, một số chính quyền địa phương cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ riêng của địa phương mình nhằm khuyến khích các cá nhân khởi nghiệp. Ví dụ tại tỉnh Chiết Giang, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể vay vốn tối đa 500.000 NDT để khởi nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ chi trả ít nhất 80% khoản nợ hoặc thậm chí toàn bộ khoản vay nếu trị giá khoản vay dưới 100.000 NDT.

Kết thúc phần này, bài viết đã giới thiệu đầy đủ về phướng thức tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ HSTKN ĐMST của chính phủ Trung Quốc. Mời các bạn tiếp tục đón xem phần tiếp theo của bài viết.

 

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trung Quốc (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang