Tin tức
Thứ năm , 24/02/2022, 15:00

Cuộc cạnh tranh về nhân tài ở những công ty khởi nghiệp công nghệ mới

.

Việc thu hút và giữ chân nhân tài ngày nay đã trở thành một thử thách to lớn đối với nhiều đơn vị, đặc biệt là trong khoảng thời gian 02 quý vừa qua, với hơn 100 công ty mới phải đối mặt với tỷ lệ từ chối nhận việc xấp xỉ 40% từ các ứng viên của họ.

New Delhi: Cuộc cạnh tranh về nhân tài trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số đang ngày càng mở rộng theo chiều hướng mạnh mẽ hơn và xuyên suốt hơn trong thời gian vừa qua.

Theo kết quả khảo sát được thực hiện bởi công ty dịch vụ việc làm Aon, cứ có 4 lời đề nghị việc làm từ các công ty mới thì sẽ có 1 lời đề nghị bị các ứng viên từ chối trong 02 quý cuối năm 2021 và kéo dài đến tháng 01 năm nay. Cuộc khảo sát được hoàn thiện trong tháng trước, với khoảng 700 công ty mới thành lập thuộc các lĩnh vực như IT, thương mại điện tử và khởi nghiệp.

Việc thu hút và giữ chân nhân tài đã trở thành một thách thức với nhiều công ty, đặc biệt là trong 02 quý vừa qua với khoảng 100 doanh nghiệp mới phải đối mặt với tỷ lệ từ chối nhận việc từ các ứng viên lên mức xấp xỉ 40%.

Theo kết quả khảo sát, vì cuộc cạnh tranh trong hoạt động thu hút nhân tài đang diễn ra rất khốc liệt, ngày càng có nhiều công ty tiếp cận được các ứng viên tiềm năng mà họ đã liên hệ từ trước. “Đây là ván cược tương đối an toàn cho các công ty đang tìm kiếm nhân tài cho lĩnh vực hoạt động mới của mình vì những ứng viên này thường có ít thời gian để làm kiếm những lời đề nghị việc làm tốt hơn trong lúc nhận thông báo tuyển dụng,” Ông Roopank Chaudhary, đối tác của Aon cho biết.  

“Những bước tiến tăng vọt không thể lường trước được” đang tạo ra khó khăn cho các công ty trong việc thu hút và giữ chân nhân tài trong các lĩnh vực như công nghệ và kỹ thuật số, đồng sáng lập của công ty Upgrad là ông Mayank Kumar cho biết “Cách để tiếp cận và giữ chân nhân tài là phải kết hợp hoàn hảo giữa cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và chất lượng của công việc, quyền sở hữu cổ phiếu hay mức thưởng theo thâm niên,”

Gần 20% công ty được khảo sát đã nỗ lực để thu hút các ứng viên bằng các khoản tiền thưởng cho việc tham gia, trong khi 19% công ty cung cấp những lời đề nghị tương ứng hoặc vượt xa so với các đối tác của mình. Những công ty còn lại tuyển dụng dựa trên lời đề giới thiệu từ những mối quan hệ sẵn có, tăng khoảng cách lương thưởng hoặc gia tăng mức độ hấp dẫn của công việc với cấu phần vốn cao hơn.

Theo Aon, các đơn vị đối tác là công cụ phản biện được tìm kiếm nhiều nhất để giữ chân nhân tài vì một phần ba các ứng viên tìm kiếm được giữ chân bởi người sử dụng lao động của họ. “Nhưng trong một số trường hợp, một công ty hoặc đối thủ cạnh tranh hoàn toàn mới đang nỗ lực để tiếp cận các ứng viên đang trong giai đoạn đàm phán với một công ty khác.” Chaudhary cho biết.

“Đây là môi trường mà áp lực đặt nặng nề lên các chuỗi cung ứng và sự bất đối xứng trong quan hệ cung cầu đã ảnh hưởng đáng kể đến sự gia tăng trong các khoản chi phí trực tiếp và chi phí nhân công,” Giám đốc điều hành của Mphasis là Nitin Rakesh cho biết, Mphasis cũng làm việc với những lao động có tay nghề và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hội nhập để giữ chân và thu hút thêm nhân tài.

Mức độ gia tăng trung bình được đưa ra dựa trên các đối tác nằm ở mức từ 10-20% theo khảo sát của Aon.

Sự thích ứng nhanh chóng với kỹ thuật số và khả năng phát triển công nghệ độc lập của các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong bối cảnh xảy ra đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm thêm nhân tài về lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số lên hàng đầu.

Điều này đã dẫn đến kết quả là hầu hết các công ty công nghệ bắt đầu mở rộng sự hiện diện của mình tại khuôn viên của các trường đại học, trong đó có các trường đại học quản lý và đại học kỹ thuật để tìm kiếm và tiếp cận lực lượng nhân tài trẻ tuổi. Theo bài báo đã được đăng tải của tờ Economics Times, trong năm nay, nhiều công ty như Amazon, Flipkart, Tata Consultancy Services, Wipro, Infosys, Mphasis, Mindtree và HCL Technologies đang tăng cường tuyển dụng nhân sự từ các trường đại học. 

Giám đốc nhân sự toàn cầu Harshvendra Soin cho biết, nhiều công ty cũng mở rộng phạm vi tuyển dụng ra những khu vực ngoại ô và cả những thành phố lớn. Trong 02 quý vừa qua, Tech Mahindra đã bổ sung hơn 8,000 lao động từ những thành phố hạng 2 như Thiruvananthapuram, Vizag, Nagpur và Bhubaneswar.

Theo các chuyên gia, việc nâng cao kỹ năng cũng là một trong số những câu trả lời về lâu dài cho vấn đề này. Tuy nhiên, sẽ cần thêm thời gian để hoàn thiện thêm những kỹ năng ấy, do đó áp lực đặt lên hệ thống cung ứng nhân tài là rất lớn.

“Trong ngắn hạn, khi các công ty đã trở lại làm việc hoàn toàn và muốn đẩy nhanh tiến độ công việc, họ nhận thấy việc thuê mướn nhân tài bắt đầu dễ dàng hơn. Đại dịch Covid đã làm gián đoạn các mô hình kinh doanh và nhấn mạnh nhu cầu về các kỹ năng công nghệ cũng như một số kỹ năng trong lĩnh vực kỹ thuật số.” Chaudhary thuộc công ty Aon cho biết.

Theo Raj Sharlan

economictimes.indiatimes.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Cuộc cạnh tranh về nhân tài ở những công ty khởi nghiệp công nghệ mới tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang