Tin tức
Thứ hai , 01/04/2024, 00:00

Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cấp thành phố và phát triển nhân tài ở Indonesia (Phần 2)

.

Phần trước, bài viết “Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cấp thành phố và phát triển nhân tài ở Indonesia” đã giới thiệu “Nguồn nhân lực giỏi là yếu tố quan trọng để khởi nghiệp thành công: cuộc chiến tài năng” và một phần của đề mục “Kênh đầu tiên. Hệ thống giáo dục đại học”. Đến với phần này, bài viết tiếp tục giới thiệu phần còn lại của mục “Kênh đầu tiên. Hệ thống giáo dục đại học” và một phần của mục “Kênh thứ hai. Vườn ươm và chương trình tăng tốc khởi nghiệp chất lượng có thể nuôi dưỡng nguồn nhân tài”.

Khả năng đổi mới, kiến thức kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh, có thể được phát triển thông qua các hoạt động học tập và phương pháp sư phạm được thiết kế bài bản ở trường đại học. Tuy nhiên, giáo dục đại học ở Indonesia chưa cung cấp khía cạnh kinh doanh cần thiết cho việc đào tạo nguồn nhân lực giỏi. Ở Indonesia, giáo dục đại học mang tính lý thuyết và “hàn lâm” và không thấm nhuần tư duy kinh doanh, trong khi, giáo dục kỹ thuật (không cấp bằng) tập trung đào tạo những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng kỹ thuật. Vì vậy, việc các công ty khởi nghiệp công nghệ thuê sinh viên hoàn toàn không phù hợp.

Nhiều trường đại học đã xây dựng và hỗ trợ đáng kể các chương trình ươm tạo khởi nghiệp. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là các vườn ươm do trường đại học điều hành thường không thể hiện quan điểm khởi nghiệp một cách mạnh mẽ.

Nhìn chung, các vườn ươm nghiên cứu của các trường đại học (và nói rộng ra là các công ty spin-off của họ) có xu hướng tập trung vào khía cạnh nghiên cứu và công nghệ mà không quan tâm đầy đủ đến việc thương mại hóa các đổi mới và khám phá nghiên cứu.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã cho thấy bối cảnh đào tạo và kỹ năng năng động, đồng thời, đã thúc đẩy các sáng kiến nuôi dưỡng tài năng đổi mới thông qua cải cách chương trình giảng dạy. Vào năm 2020, chương trình Kampus Merdeka được xây dựng để giúp sinh viên tiếp cận các chương trình học tập phi truyền thống, chẳng hạn như thực tập được chứng nhận tại các công ty khởi nghiệp công nghệ hoặc tham gia các chương trình ươm tạo doanh nghiệp trong một hoặc hai học kỳ. Chương trình được thiết kế nhằm thúc đẩy quá trình học tập trải nghiệm, từ đó, giúp sinh viên phát triển nhận thức và tích lũy kinh nghiệm trong các hoạt động công nghệ, kinh doanh và khởi nghiệp.

Kênh thứ hai. Vườn ươm và chương trình tăng tốc khởi nghiệp chất lượng có thể nuôi dưỡng nguồn nhân tài

Các vườn ươm và chương trình tăng tốc khởi nghiệp hỗ trợ đáng kể trong việc phát triển tài năng của những người sáng lập và đứng đầu hoặc có vai trò chủ chốt trong các công ty khởi nghiệp. Có nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, đặc biệt là tư vấn và cung cấp bí quyết quan trọng để phát triển các kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, vườn ươm và chương trình tăng tốc khởi nghiệp có thể bồi dưỡng tài năng cả trước giai đoạn thành lập công ty khởi nghiệp (các chương trình sáng tạo trước khi khởi nghiệp) cũng như trong và sau khi thành lập công ty khởi nghiệp.

Kết thúc phần 2, mời các bạn tiếp tục đón xem phần tiếp theo của bài viết.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cấp thành phố và phát triển nhân tài ở Indonesia (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang