Tin tức
Thứ hai , 01/04/2024, 00:00

Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cấp thành phố và phát triển nhân tài ở Indonesia (Phần 3)

.

Phần trước, bài viết đã giới thiệu một phần của mục “Kênh thứ hai. Vườn ươm và chương trình tăng tốc khởi nghiệp chất lượng có thể nuôi dưỡng nguồn nhân tài”, tại phần này, bài viết sẽ giới thiệu phần còn lại.

Ở các quốc gia khác, chính quyền địa phương thường được biết đến là nơi cung cấp hoặc hỗ trợ các vườn ươm khởi nghiệp ở cấp thành phố. Ví dụ, ở các nước như Brazil, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ, hầu hết chính quyền địa phương đều tham gia vào (i) chuyển các khoản trợ cấp liên bang cho các vườn ươm địa phương và (ii) cung cấp các ưu đãi như cho vay lãi suất thấp và tín dụng thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào vườn ươm. Một số chính quyền địa phương ở ba quốc gia này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các vườn ươm phi chính phủ tham gia vào hệ sinh thái doanh nghiệp địa phương. Trong các hệ sinh thái hoạt động hiệu quả, các vườn ươm doanh nghiệp cung cấp cho các công ty khởi nghiệp khả năng tiếp cận với những chuyên gia, cố vấn có kinh nghiệm trong ngành như một phần của chiến lược “vườn ươm theo định hướng nhu cầu”.

Trong khi đó, so với các nước khác, hoạt động phát triển nhân tài và kết nối thông qua các vườn ươm và chương trình tăng tốc khởi nghiệp ở Indonesia kém hiệu quả hơn và cần có sự cải cách, đổi mới. Có hai điểm yếu cần lưu ý:

Điểm yếu đầu tiên là thiếu nhân sự phù hợp và thiếu người cố vấn ở các vườn ươm và các cơ sở tăng tốc khởi nghiệp. Năm 2020, có khoảng 120 chương trình đi vào hoạt động, hầu hết đều được quản lý bởi các trường đại học và chính quyền địa phương ở các thành phố lớn của Indonesia. Tuy nhiên, vai trò cố vấn chủ yếu được thực hiện bởi nhân viên của các tổ chức hỗ trợ. Những nhân viên này còn phải thực hiện nhiều chức năng, trách nhiệm khác, và do đó, thường không thể dành đủ thời gian thực hiện vai trò cố vấn. Có nhiều người là những học giả hoặc công chức thiếu kinh nghiệm quản lý hoặc làm việc trong một công ty khởi nghiệp (hoặc thực tế là trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào). Việc thiếu các chuyên gia kinh doanh và công nghệ trong các chương trình này kìm hãm khả năng cố vấn cho các tài năng khởi nghiệp dựa trên kinh nghiệm trước đó.

Một điểm yếu khác là sự hỗ trợ chưa đầy đủ của vườn ươm trong việc phát triển nhân tài thông qua mạng lưới. Hầu hết các vườn ươm hoặc chương trình gia tốc của Indonesia chỉ cung cấp liên kết với các nhà đầu tư thông qua các hoạt động chào hàng kinh doanh. Các sáng kiến cung cấp khả năng tiếp cận các bên liên quan khác trong hệ sinh thái chẳng hạn như đối tác sản xuất tiềm năng - thường không nằm trong chiến lược hỗ trợ hoặc rút lui của vườn ươm.

Kết thúc phần 3, mời các bạn đón xem phần tiếp theo của bài viết “Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cấp thành phố và phát triển nhân tài ở Indonesia”.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cấp thành phố và phát triển nhân tài ở Indonesia (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang