Tin tức
Thứ sáu , 12/04/2024, 00:00

Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cấp thành phố và phát triển nhân tài ở Indonesia (Phần 5)

.

Đến với phần 5, bài viết tiếp tục giới thiệu về Sự suy giảm về nhu cầu làm kìm hãm sự phát triển tài năng trong các công ty khởi nghiệp.

Tại Indonesia, niềm tin vào các thương hiệu mới nhìn chung còn ở mức thấp, vì vậy, việc các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới có thể gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhu cầu cũng bị ảnh hưởng bởi các cú sốc: hầu hết các công ty khởi nghiệp đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự sụt giảm nhu cầu hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng của họ do đại dịch COVID-19. Một số công ty khởi nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc hủy bỏ kế hoạch mở rộng; những công ty khác đã phải thay đổi sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh của họ.

Về lâu dài, các chính sách của chính phủ (hoặc việc thực thi lỏng lẻo) có thể hạn chế nhu cầu ở một số lĩnh vực. Các chính sách đặt ra tiêu chuẩn cho nông nghiệp bền vững, năng lượng sạch và biến đổi khí hậu tạo ra nhu cầu về công nghệ nông nghiệp và công nghệ sạch.

Lãnh thổ của Indonesia rộng lớn như châu Âu, do đó, việc cung cấp kết nối Internet trên toàn bộ quần đảo này được xem là một thách thức lớn. Vào cuối năm 2019, chính phủ đã ra mắt dự án Palapa Ring như một nền tảng cho việc kết nối Internet tốc độ cao. Tuy nhiên, khoảng cách số hóa hiện vẫn còn tồn tại.

Chỉ có 36% số làng có thể truy cập đến trạm phát sóng cơ sở (BTS), trong khi, 64% số làng có kết nối Internet 4G mạnh. Sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng dẫn đến sự chênh lệch trong hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương ở các thành phố nhỏ và các thị trấn nông thôn. Trong bối cảnh này, sự phát triển của công nghệ nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu kết nối Internet. Các trường học ngoài các khu vực Java và Bali cũng bị ảnh hưởng. Các trường học không thể áp dụng các giải pháp học tập sáng tạo do công nghệ giáo dục đem lại.

Việc thiếu kết nối Internet là yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp và nguồn nhân lực giỏi ở cấp địa phương. Một mặt, việc phát triển kỹ năng của các tài năng trong lĩnh vực khởi nghiệp sẽ trở nên khó khăn nếu không có kết nối Internet ổn định. Trong suốt thời kỳ đại dịch, cụ thể, các vườn ươm doanh nghiệp và tăng tốc khởi nghiệp đã buộc phải sử dụng cuộc họp trực tuyến để hướng dẫn và phát triển các cá nhân tham gia khởi nghiệp. Thật không may, việc thay thế hướng dẫn trực tuyến thay vì hướng dẫn trực tiếp chỉ có thể thực hiện được đối với các công ty khởi nghiệp có kết nối Internet ổn định.

Mặt khác, các công ty khởi nghiệp đến từ ngoài Java và Bali cũng đã đề cập đến việc Internet đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng nhân tài, cả trong khu vực địa phương của họ và từ các thành phố và tỉnh thành khác.

Kết thúc phần 5 của bài viết, mời các bạn tiếp tục đón xem phần tiếp theo.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cấp thành phố và phát triển nhân tài ở Indonesia (Phần 5) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang