Tin tức
Chủ nhật , 17/07/2022, 00:00

Khai thác giá trị từ dữ liệu người tiêu dùng

.

Tại sao các nhà bán lẻ và các công ty hàng tiêu dùng phải đối mặt với những thách thức khác nhau khi họ “vượt ra ngoài kỹ thuật số”.

Như được thể hiện rõ ở các cuộc trò chuyện hằng ngày của nhân viên với khách hàng, các công ty sản  hẩm tiêu dùng đã đầu tư rất lớn vào các năng lực và dữ liệu kỹ thuật số trong những năm gần đây.

Theo Forbes dự báo, các khoản đầu tư vào phân tích và kỹ thuật số có thể mang lại giá trị gần 500 tỷ USD cho các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) tới năm 2023. Điều này khiến các công ty này vượt lên một số ngành khác về khả năng nắm bắt và kiếm tiền từ người tiêu dùng thông tin.

Cho tới nay mọi việc vẫn diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, giờ đây, các công ty này phải đối mặt với bước quan trọng tiếp theo, có thể sẽ khó hơn nhiều: đó là xác định cách kiếm tiền từ tất cả thông tin đó, đồng thời định hướng mô hình tương tác giữa người tiêu dùng và nhà bán lẻ vốn đang trở nên số hóa hơn bao giờ hết.

Các công ty thị trường tiêu dùng không đơn độc đối mặt với những thách thức về dữ liệu. Như cuốn sách “Hơn cả kỹ thuật số” (Beyond Digital) gần đây của PwC đã chỉ ra, chiến thắng trong bất kỳ ngành nào ngày nay đều cần nhiều hơn số hóa. Nó cũng yêu cầu sử dụng dữ liệu mà các công ty thu thập được để cạnh tranh theo những cách mới. Điều đó có nghĩa là họ bắt buộc phải có hoặc phát triển các công cụ và kỹ năng cần thiết để kiểm soát và thẩm vấn một lượng lớn dữ liệu nhằm đưa ra các quyết định thông minh hơn, nhanh hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn và cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng.

Tiến hành cẩn thận

Kỹ thuật số cũng rất quan trọng trong các ngành công nghiệp khác. Các công ty tiếp thị người tiêu dùng sử dụng thông tin của khách hàng để đạt được hiệu quả cũng sẽ làm tăng rủi ro lên nhiều – như Khảo sát Thông tin chi tiết về Người tiêu dùng Toàn cầu của PCW (ra mắt ngày 14 tháng 6). Trong số hơn 9.000 người được phỏng vấn tại 25 vùng lãnh thổ, 58% nói rằng việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tin tưởng của họ đối với một thương hiệu. Và 54% chỉ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ khi các công ty có chính sách bảo mật dữ liệu rõ ràng. Các cân nhắc về quyền riêng tư cũng có thể quan trọng hơn ở một số khu vực. Ví dụ: Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh Châu Âu đã khiến người tiêu dùng châu Âu nói chung có ý thức bảo vệ dữ liệu nhiều hơn so với người tiêu dùng Mỹ.

Hàm ý đã rõ ràng? Khi các công ty thị trường tiêu dùng bắt đầu biến dữ liệu khách hàng thành giá trị kinh doanh, thì họ cần phải thực hiện rất cẩn thận. Đặc biệt, họ phải đảm bảo tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư của dữ liệu ngày nay và vận hành các quy trình quản lý dữ liệu mạnh mẽ.

Tại sao các nhà bán lẻ có một khởi đầu thuận lợi?

Khi các nhà bán lẻ và những công ty hàng tiêu dùng bắt tay vào hành trình này, họ phải đối mặt với những con đường rất khác nhau. Trước tiên, chúng ta hãy xem xét các nhà bán lẻ. Trong cuộc đua khai thác thông tin kỹ thuật số, họ có những lợi thế rõ ràng. Tại sao? Bởi vì họ là nơi thu thập rất nhiều dữ liệu, được tạo và thu thập thông qua sự tương tác trực tiếp liên tục của họ với người tiêu dùng – bao gồm cả thông qua các chương trình khách hàng thân thiết - và sự giám sát chặt chẽ của họ đối với các dòng sản phẩm.

Do đó, họ có nguồn dữ liệu khổng lồ phong phú với thông tin chi tiết về khách hàng. Trong khi phát triển các use case (Kỹ thuật mô tả sự tương tác giữa người dùng và hệ thống trong một môi trường cụ thể, vì một mục đích cụ thể) để tạo ra nhiều giá trị hơn từ tài sản này, họ có thể đồng thời theo đuổi ba mục tiêu:

- Cải thiện và cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng, bằng cách dự đoán nhu cầu của họ, cung cấp cho họ sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm thông qua kết hợp dịch vụ và kênh phù hợp, đồng thời điều chỉnh hành trình mua hàng từ đầu đến cuối một cách vô hình theo yêu cầu cá nhân của họ.

- Làm cho các hoạt động bán lẻ kỹ thuật số đa kênh hiệu quả hơn - cả trong nội bộ và trên toàn hệ sinh thái - thông qua sự hợp tác chặt chẽ hơn có hỗ trợ dữ liệu.

- Bán thông tin chi tiết về dữ liệu ra bên ngoài để biến những kho dữ liệu của họ từ chi phí thành trung tâm lợi nhuận.

Một số nhà bán lẻ lớn đang thực hiện cả ba điều này, với các mức độ hoàn thiện khác nhau. Vậy họ làm như thế nào? Họ huy động nhân lực và công nghệ của mình để xây dựng mô hình kinh doanh tận dụng dữ liệu trong nội bộ và cũng cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu cho thế giới bên ngoài. Do đó, các công ty này sẽ cung cấp dịch vụ dữ liệu cho các công ty khác, bao gồm cả các công ty khởi nghiệp, một cách an toàn, tạo ra giá trị cao hơn cho chính họ và cho những người khác trong hệ sinh thái của họ.

Công ty hàng tiêu dùng đang theo sát

Tiếp theo, hãy xem xét các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng. Khả năng biến dữ liệu thành những thông tin chi tiết hữu ích là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với thành công của các tổ chức này cũng như đối với các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, những công ty này bị lỡ ở bước khách hàng cuối và ít có thông tin rõ rệt hơn về hành vi, sở thích và giao dịch của người tiêu dùng. Điều này làm cho những công ty hàng tiêu dùng phải đối mặt với sự gián đoạn của thị trường và có nguy cơ không phát hiện ra những dấu hiệu tinh vi ban đầu về sự thay đổi lớn trong sở thích của người tiêu dùng.

Nhiều thương hiệu đang tạo ra các chiến lược trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc thiết lập một số cửa hàng bán lẻ. Nhưng có thể hầu hết sẽ cần tham gia vào hệ sinh thái dữ liệu của các nhà bán lẻ để có được những thông tin chi tiết bổ sung mà họ cần, phát triển chuỗi cung ứng tích hợp chặt chẽ và đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng về tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Truy tìm giá trị

Vậy thông điệp là gì? Ngày nay, mọi doanh nghiệp cần phải vượt ra ngoài khuôn khổ kỹ thuật số. Nhưng những thách thức khi làm như vậy có thể khác nhau rất lớn, ngay cả trong cùng một ngành. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân: Doanh nghiệp của bạn sẽ bắt đầu từ đâu trong nhiệm vụ biến dữ liệu thành giá trị? Và bạn có đủ năng lực để thu thập, “làm sạch” và bảo mật dữ liệu mà công ty của bạn có, để tạo các use case có khả năng mang lại sức mạnh các mô hình kinh doanh mới không? Nếu không, đã đến lúc phải tư duy và đầu tư một cách nghiêm túc về dữ liệu và con người, đồng thời phải vượt ra ngoài khuôn khổ kỹ thuật số thông thường trước khi đối thủ cạnh tranh của bạn có thể đánh hơi thấy.

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia – Bộ KH &CN - Bản tin “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, Số 22.2022 

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khai thác giá trị từ dữ liệu người tiêu dùng tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang