Tin tức
Thứ sáu , 02/06/2023, 00:00

Thúc đẩy khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng: “Không thể dàn hàng ngang để đi” (Phần cuối)

.

Tiếp tục với phần cuối, bài viết giới thiệu phần còn lại của Khởi nghiệp vẫn mang tính hình thức và giới thiệu Tìm kiếm các "Champion" dẫn dắt, hỗ trợ khởi nghiệp.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn lực để triển khai các hoạt động, các địa phương chưa mạnh dạn đưa ra những cơ chế hay sáng kiến hỗ trợ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo, thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc định hướng. Ngoài ra, việc liên kết, kết nối, hỗ trợ, hợp tác của các thành tố trong một hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương như: cố vấn, huấn luyện viên, chuyên gia và doanh nghiệp còn hết sức lỏng lẻo

Các dự án, mô hình khởi nghiệp quy mô còn nhỏ, hàm lượng khoa học và công nghệ thấp (kể cả với sản phẩm OCOP). Tính liên kết, bền vững không cao. Với doanh nghiệp khởi nghiệp tính rủi ro cao, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thị trường, khó cạnh tranh… Đây vẫn còn là điểm nghẽn trong hoạt động khởi nghiệp của tỉnh Hà Nam nói riêng cho đến nay.

Để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, cần ưu tiên tập trung vào con người, phát triển đào tạo, giáo dục về Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo, cũng như, cần có sáng kiến, cơ chế chính sách để phát triển nguồn lực tại chỗ, thu hút được nhân lực chất lượng cao không chỉ ở các địa phương, vùng kinh tế khác, mà còn từ mạng lưới chuyên gia trên khắp thế giới về đổi mới sáng tạo tới công tác, sinh sống tại đây. Đó chính là gốc rễ của sự phát triển.

Bên cạnh đó, ngoài các hoạt động hợp tác giữa các địa phương, liên kết vùng và Trung ương cần được đẩy mạnh. Cần những sáng kiến liên quan tới việc huy động nguồn lực các bên để kết nối các mạng lưới, các trung tâm đổi mới sáng tạo mở, tạo thành trung tâm vùng tận dụng nguồn lực trung ương, quốc tế.

TS. Trần Quang Tuấn - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng kiến nghị, Chính phủ có sự định hướng mục tiêu khởi nghiệp sáng tạo cụ thể cho các địa phương, bởi “không thể dàn hàng ngang để đi". “Công cuộc Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo thực tế không phải không có nguồn lực mà đang bị kìm hãm bởi cơ chế chính sách. Đòi hỏi cần sớm rà soát chính sách để giúp doanh nghiệp có thêm sự hỗ trợ trong Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo”, ông Tuấn nêu kiến nghị.

Để các địa phương khởi nghiệp sáng tạo thành công, TS. Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng cần đặt doanh nghiệp làm trọng tâm và hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chính sách thực tế, trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp bằng các vốn mồi, các cơ chế tài khóa cụ thể. Doanh nghiệp hiện hữu, tái cơ cấu cũng là doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng cần có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này.

 

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Thúc đẩy khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng: “Không thể dàn hàng ngang để đi” (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang