Tin tức
Thứ năm , 14/11/2019, 08:59

Thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

.

Tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) hiện trở thành một từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Trong đó, Việt Nam xác định tinh thần khởi nghiệp ĐMST là yếu tố cốt lõi tạo ra thành công của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chỉ số về khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam vẫn còn đứng sau nhiều nước trong khu vực như Singapore, Malaysia. Đi liền đó là cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự tạo ra cú hích mạnh cho hoạt động khởi nghiệp.

Trước làn sóng khởi nghiệp và sáng tạo, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách được quy định tại các quyết định và đề án của Chính phủ, Thủ tướng và chính quyền địa phương về việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Trong văn bản chính sách hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp. Một số thiết chế (quỹ, đề án, chương trình,...) đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc, với mục tiêu tư vấn, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ĐMST như:

- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025”, nhằm tuyển chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST;

- Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN được thành lập ngày 16/12/2014 theo Quyết định số 1286/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhằm thu hút đội ngũ tri thức, tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nhà khoa học đóng góp vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, tham gia thành lập các doanh nghiệp KH&CN;

- Chương trình Thanh niên Khởi nghiệp giai đoạn 2016-2021, nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, ĐMST;

- Chương trình TECHFEST là sự kiện thường niên của Chính phủ dành cho cộng đồng khởi nghiệp ĐMST, nhằm quy tụ các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế về số lượng, các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp còn chưa rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật cũng như chưa thực sự kịp thời đáp ứng được yêu cầu về phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đề xuất – Kiến nghị

Trên cơ sở khái quát một số kết quả theo dõi thi hành pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước ta, Bà Đặng Thị Lưu - Bí thư Chi đoàn, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhăm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được đề ra như sau:

Thứ nhất, phải rà soát, tổng hợp đề xuất việc sửa đổi, thay thế hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật để vừa đảm bảo tính thống nhật, đồng bộ trong hệ thống, vừa hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thứ hai, Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính liên quan đén tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại cơ quan, đơn vị cũng như trên cổng thông tin điện tử của bộ, ban ngành và địa phương, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho các startup.

Thứ ba, Phát hiện và nhân rộng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp hiệu quả, tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với đại diện cơ quan Nhà nước. Qua đó, 2 bên cùng nhau lắng nghe, trao đổi và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Thứ tư, Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề, phát huy vai trò cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Thực hiện tốt vai trò là kenh quan trọng phản biện chính sách về doanh nghiệp, cho phép cộng đồng doanh nghiệp được giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ quan chính quyền để làm cơ sở cải thiện chất lượng dịch vụ. Kịp thời và chủ động tiếp nhận, xử lý thông tin về việc phản ánh những vụ việc cụ thể, những vấn đề “nóng” trong thực tiễn đời sống xã hội để đề xuất giải pháp, phản ứng chính sách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.

Thứ năm, Có sự kết nối, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp và các đoàn luật sư, liên đoàn luật sư để hỗ trợ pháp lý trong các tình huống cụ thể. Đẩy mạnh việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp bằng nhiều hình thức như bằng văn bản, qua mạng điện tử, điện thoại… Ngoài ra, cần tuyên truyền, phố biến các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp bằng các buổi hội nghị, hội thảo, tọa đàm về các chuyên đề pháp luật cho doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách, thông tin pháp lý và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật.

Thứ sáu, Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, cần có sự chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp. Chủ động nghiên cứu, cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật để kịp thời năm bắt, tiếp nhận, tận dụng các cơ hội, ưu đãi từ chính sách, Nhà nước và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tận dụng được tối đa nguồn vốn, nguồn nhân lực cũng như công nghệ hay thị trường.

Tổng hợp

(Quỳnh Như)

 

 

 

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang