Sách khởi nghiệp
Thứ hai , 29/05/2023, 15:01

Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh (Phần 2)

.

Phần 2 của bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu các nôi dụng của quyển sách “Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh” của tác giả Takaharu Yasumoto.

Ngược lại, khi bạn mua hàng bằng hình thức trả sau, bạn có thể dùng lệnh phiếu để thanh toán (lúc này trên thực tế tiền hàng vẫn chưa được thanh toán cho người bán hàng). Vậy nên bạn sẽ có được hàng hóa trước khi bạn trả tiền cho nó hay nói cách khác bạn đang nợ tiền bên bán.

Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới mà giao dịch dựa trên sự tin tưởng của cả bên bán và bên mua. Tuy nhiên, điều này phức tạp ở chỗ thời điểm của các khoản chi trả (xuất tiền) thường sớm hơn thời điểm của các khoản thu (nhập tiền). Hơn nữa, dù có bán được hàng hay không, bạn sẽ vẫn phải chi trả các loại chi phí như tiền nhà, tiền lương…

Chính vì vậy, chúng ra không thể nắm bắt được toàn cảnh mọi hoạt động giao dịch của một công ty chi bằng phương pháp kế toán dự trên dòng tiền (Cash basis – phương pháp kế toàn dựa trên cơ sở thực thu – thực chi tiền, đây là phương pháp đơn giản nhất. theo phương pháp này thu nhập và chi phí được ghi nhận khu thực nhận tiền và thực chi tiền). Thay vào đó, với các giao dịch như phát sinh tiền bán chưa thu, người ta sẽ sử dụng phương pháp kế toán dồn tích (Accrual basis – Phương pháp kế toán dự trên cơ sở Dự thu – Dự chi). Bằng cách này mọi hoạt động giao dịch sẽ được cập nhật liên tục một cách rõ ràng.

Khi thực hiện ghi số bằng kế toàn dồn tích, mỗi một giao dịch đều liên quan tới sự biến động của ít nhất hai đối tượng kế toán, chính vì vậy mà cách ghi sổ phải phản ánh được sự biến đổi ở cả bên Nợ (Debit) và bên Có (Credit). Khi đó một bản báo cáo tài chính sẽ phản ánh rõ tình hình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh như lời lãi, tài sản. Phương pháp này được gọi là kế toán kép. Thật đáng tiếc là phần lớn doanh nhân lại đều cảm thấy nản lòng khi họ mới nghe tới từ “kế toán”.

Với 30 năm có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn chiến lược kinh doanh, tá giả đã có cơ hội trở thành thành viên hội đồng quản trị cho một số doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán như Uniqlo (Fast Retaling), Askul Corp và UBIC. Ngoài ra, thông qua các buổi diễn giảng của mình tại khoa cao học của đại học Chuo và các bài giảng tại khóa học kinh doanh Mirai (khóa học mà tôi đứng ra tổ chức hướng tới nhũng doanh nhân trẻ tuổi), tác giả đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà doanh nhân và nhà quản lý.

Các bạn tiếp tục xem bài viết tại Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh (Phần 3) để tiếp tục tìm hiểu về quyển sách “Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh” của tác giả Takaharu Yasumoto.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang