Sách khởi nghiệp
Thứ hai , 29/05/2023, 00:00

Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh (Phần 3)

.

Phần 3 của bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu các nôi dụng của quyển sách “Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh” của tác giả Takaharu Yasumoto.

Tác giả đã lĩnh hội và cảm nhận được nhiều điều thông qua các hoạt động ấy. Trong các câu chuyện kinh doanh của họ, tôi đều cảm thấy một sự sôi nổi, hăng hái trong giọng nói cũng như câu chuyện, thế nhưng hễ cứ nhắc đến chuyện kế toán họ sẽ đều trở nên dè chừng, né tránh. Nhưng chính vì vì thiếu cơ sở dựa trên những con số kế toán, tôi hoàng toàn không nắm bắt được hoạt động của doanh nghiệp đó. Họ  thường có xu hướng tạo ra bức tường ngăn cách với “kế toán” và việc “ghi sổ”, giao toàn bộ công việc này cho nhân viên kế toán và người làm cố vấn về thuế, tài chính. Có lẽ họ sẽ trở nên dù rằng có không biết đến kế toàn cũng không sao..

Chúng ta đều đã học môn toán ở trường học, tuy nhiên nhiều người lại không mấy sử dụng chúng khi đi làm. Thay vào đó, nếu chúng ta được học ở trường trung học về kế toán hay ghi sổ sách, tôi tự hỏi khoảng thời gian đi làm của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng và muôn màu đến mức nào nhỉ.

Bạn chưa từng được học kế toán một cách bài bản, vậy phải làm thế nào để nắm được những điểm mấy chốt của kế toán và có thể sử dụng được trong công việc. Nói một cách nghiêm túc, tôi đã luôn nghĩ đến việc “xóa mù kế toán”. Và đó cũng chính là đông lực thôi thúc để tác giả viết quyển sách “Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh”.

Ở quyển sách này, Tác giả đã không đề cập nhiều đến nội dung phức tạp liên quan tới kế toán kép, mà chỉ giải thích một cách dễ hiểu để bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt được cách tư duy về kế toán và sổ quyết toán. Tuy nhiên, tác giả cũng sẽ giải thích về những kiến thức cơ bản về kế toán kép ở cuối quyển sách, vì vậy tác giả mong các bạn nhất định hãy đọc nó.

Với những người ghét việc học kế toán hãy chuẩn bị trước sổ quyết toán của công ty trong vòng 3 đến 5 năm,và ghi ra toàn bộ các tài khoản (Accounts) và khoản tiền tương ứng. Số quyết toán cần được thực hiện một cách nghiêm túc bởi đối với một nhà kinh doanh, đó là một bảng thành tích doanh nghiệp của chính họ, còn đối với tất cả các nhân viên trong công ty, đó là công cụ theo dõi được tình hình tài chính của công ty đó.

Các bạn tiếp tục xem bài viết tại Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh (Phần cuối) để tiếp tục tìm hiểu về quyển sách “Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh” của tác giả Takaharu Yasumoto.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang