Tin tức
Thứ năm , 24/02/2022, 15:00

Uniphore trở thành kỳ lân khởi nghiệp sau vòng gọi vốn 400 triệu đô la Mỹ

.

Vòng tài trợ vốn mới nhất đã nâng tổng số vốn huy động được của Uniphore lên mức 610 triệu đô la Mỹ. Lần huy động vốn thành công gần nhất đạt mức 140 triệu đô la vào tháng 03/2021.

Tập đoàn Công nghệ Uniphore đã gia nhập vào đường đua của các kỳ lân sau khi nền tảng thảo luận tự động huy động thành công 400 triệu đô la Mỹ với mức định giá 2.5 tỷ.

Tập đoàn Uniphore được thành lập vào năm 2008 đã huy động thành công tại vòng tài trợ vốn Series E được dẫn đầu bởi công ty đầu tư vốn mạo hiểm Mỹ New Enterprise Associates (NEA). Các nhà đầu tư hiện tại như March Capital, Sanabil Investments và Sorenson Capital Partners cũng tham gia vào vòng tài trợ vốn này, theo thông tin được Uniphore chia sẻ hôm thứ Tư. Kỳ lân khởi nghiệp là những công ty khởi nghiệp do tư nhân sử hữu được định giá từ 1 tỷ đô la Mỹ trở lên.

Vòng tài trợ vốn mới nhất đã nâng tổng số vốn huy động được của Uniphore lên 610 đô la Mỹ, trong đó số vốn huy động được gần nhất là 140 triệu đô la Mỹ vào tháng 03/2021.

Công ty lên kế hoạch sẽ sử dụng nguồn vốn mới này để cải thiện chất lượng giọng nói, trí tuệ nhân tạo (AI), thị giác máy tính và cảm xúc âm sắc, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động của công ty ra toàn cầu, nhất là ở khu vực Nam Mỹ, châu Âu và khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo một phần nội dung của thỏa thuận, đối tác của NEA là Hilarie Koplow-McAdams sẽ tham gia và hội đồng quản trị của Uniphore.  Hilarie Koplow-McAdams là một công ty kỳ cựu trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ với hơn 30 năm hoạt động, có kinh nghiệm làm việc dày dặn với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển vả cả những doanh nghiệp mới thành lập.

Uniphore cũng đã bổ nhiệm ông Balaji Raghavan làm giám đốc công nghệ, ông Andrew Dahlkemper làm giám đốc nhân sự và ông Vinod Muthukrishnan làm phó chủ tịch cấp cao.

Uniphore được thành lập bởi Umesh Sachdev và Ravi Saraogi, có trụ sở đặt tại Chennal và California và cạnh tranh với một số công ty như ASAPP và Cogito.

“Hiểu được mức độ cần thiết của những cuộc thảo luận cũng như dữ liệu và thông tin chi tiết do chúng mang lại đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp, công cụ trò chuyện tự động của chúng tôi cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều giải pháp sáng tạo để không chỉ giúp họ sinh tồn được trên thị trường mà còn có thể phát triển bền vững trong giai đoạn mà ngày càng có nhiều yêu cầu được người dùng đặt ra đối với họ.” Tháng 08/2019, công ty này đã huy động được 51 triệu đô la Mỹ ở vòng tài trợ vốn Series C được dẫn đầu bởi March Capital Partners cùng với sự tham gia của một số nhà đầu tư khác như: Chiratae, Sistema Asia, CXO Fund, Iron Pillar và gia đình Patni.

Theo livemint.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Uniphore trở thành kỳ lân khởi nghiệp sau vòng gọi vốn 400 triệu đô la Mỹ tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang